Giấy tờ sử dụng để đăng ký thông tin thuê bao di động từ 24/12/2024?
Giấy tờ sử dụng để đăng ký thông tin thuê bao di động từ 24/12/2024?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định khi đăng ký thông tin thuê bao viễn thông dùng cho dịch vụ viễn thông di động mặt đất, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xuất trình bản gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản gốc hoặc bản điện tử hoặc thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc giấy tờ sau:
[1] Trường hợp đăng ký số thuê bao viễn thông dùng cho dịch vụ viễn thông di động mặt đất thực hiện phương thức giao tiếp giữa người với người (số thuê bao di động H2H):
- Đối với người có quốc tịch Việt Nam: Giấy tờ tuỳ thân (bao gồm thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước công dân hoặc căn cước điện tử hoặc tài khoản định danh điện tử (VNelD) hoặc các giấy tờ khác có thể sử dụng để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật) còn thời hạn sử dụng và doanh nghiệp viễn thông có thể truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tham chiếu, xác thực thông tin thuê bao theo quy định
- Đối với người có quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ở Việt Nam theo thị thực nhập cảnh hoặc theo thời hạn lưu trú tối đa với các nước được miễn thị thực hoặc tài khoản định danh điện tử theo quy định của pháp luật.
- Đối với người trúng đấu giá số thuê bao di động H2H: Ngoài các giấy tờ đối với người có quốc tịch Việt Nam, thì phải xuất trình giấy tờ theo quy định của pháp luật về quản lý kho số viễn thông để xác nhận quyền sở hữu số thuê bao trúng đấu giá.
- Trường hợp tổ chức đăng ký thông tin thuê bao: Mỗi cá nhân thuộc tổ chức được giao sử dụng SIM thuê bao phải thực hiện việc đăng ký, xác thực thông tin thuê bao.
[2] Trường hợp đăng ký số thuê bao viễn thông dùng cho dịch vụ viễn thông di động mặt đất không thực hiện phương thức giao tiếp giữa người với người:
- Đối với cá nhân: Giấy tờ tuỳ thân (bao gồm thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước công dân hoặc căn cước điện tử hoặc tài khoản định danh điện tử (VNelD) hoặc các giấy tờ khác có thể sử dụng để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật) còn thời hạn sử dụng và doanh nghiệp viễn thông có thể truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tham chiếu, xác thực thông tin thuê bao theo quy định
- Đối với tổ chức: Giấy tờ chứng minh pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc giấy tờ đăng ký thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật và giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp người đến đăng ký thông tin thuê bao không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức thì phải xuất trình văn bản ủy quyền hợp pháp của người đại diện theo pháp luật và giấy tờ tùy thân của mình.
[3] Đối với người chưa đủ 6 tuổi hoặc chưa được cấp các giấy tờ tùy thân, việc đăng ký thông tin thuê bao phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện.
Đối với người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và đã được cấp các giấy tờ tùy thân, được đăng ký thông tin thuê bao nhưng phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thể hiện bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng khác kiểm chứng được.
Lưu ý: Ngoài giấy tờ xuất trình trên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ sử dụng để đăng ký thông tin thuê bao di động từ 24/12/2024? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức đăng ký thông tin thuê bao di động mặt đất?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định các hình thức đăng ký thông tin thuê bao di động mặt đất:
Điều 16. Các hình thức đăng ký thông tin thuê bao di động mặt đất
Thông tin thuê bao di động mặt đất chỉ được đăng ký theo một trong các hình thức sau:
1. Trực tiếp tại điểm do chính doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất trực tiếp sở hữu, thiết lập (có địa chỉ xác định hoặc lưu động).
2. Trực tiếp tại các điểm có địa chỉ xác định do doanh nghiệp khác thiết lập, được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất ký hcrp đồng ủy quyền để thực hiện việc đăng ký thông tin thuê bao.
[...]
Theo đó, có 03 hình thức đăng ký thông tin thuê bao di động mặt đất bao gồm:
- Trực tiếp tại điểm do chính doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất trực tiếp sở hữu, thiết lập (có địa chỉ xác định hoặc lưu động).
- Trực tiếp tại các điểm có địa chỉ xác định do doanh nghiệp khác thiết lập, được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất ký hcrp đồng ủy quyền để thực hiện việc đăng ký thông tin thuê bao.
- Trực tuyến thông qua sử dụng ứng dụng của chính doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sở hữu.
Dịch vụ viễn thông cơ bản gồm các dịch vụ nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
- Dịch vụ thoại
- Dịch vụ nhắn tin
- Dịch vụ fax
- Dịch vụ hội nghị truyền hình
- Dịch vụ kênh thuê riêng
- Dịch vụ truyền số liệu
- Dịch vụ truyền dẫn cho phát thanh, truyền hình
- Dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy
- Dịch vụ mạng riêng ảo
- Dịch vụ kết nối Internet
- Dịch vụ cho thuê toàn bộ hoặc một phần mạng viễn thông
- Dịch vụ viễn thông cộng thêm của dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản
- Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?