Việc đổi tên hội do ai xem xét? Việc thảo luận đổi tên hội có nằm trong nội dung chủ yếu tại đại hội nhiệm kỳ không?
Việc đổi tên hội do ai xem xét?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định về việc đổi tên hội như sau:
Điều 31. Đổi tên hội
1. Việc đổi tên hội do đại hội của hội xem xét, thông qua trừ trường hợp tên hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
2. Tên mới của hội phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, không được gây nhầm lẫn và làm thay đổi lĩnh vực hoạt động chính của hội hoặc gây nhầm lẫn với lĩnh vực hoạt động của các hội đã được thành lập hợp pháp.
3. Hội phải sửa đổi điều lệ hội theo tên mới. Việc đổi tên của hội có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này ban hành quyết định cho phép đổi tên và phê duyệt điều lệ hội.
Theo đó, việc đổi tên hội sẽ do đại hội của hội xem xét, thông qua trừ trường hợp tên hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
Việc đổi tên hội do ai xem xét? Việc thảo luận đổi tên hội có nằm trong nội dung chủ yếu tại đại hội nhiệm kỳ không? (Hình từ Internet)
Việc thảo luận đổi tên hội có nằm trong nội dung chủ yếu tại đại hội nhiệm kỳ không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 20 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 20. Nội dung chủ yếu, nguyên tắc biểu quyết tại đại hội
1. Nội dung chủ yếu của đại hội thành lập:
a) Công bố, trao quyết định cho phép thành lập hội;
b) Báo cáo số lượng đại biểu tham dự đại hội và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu tham dự đại hội;
c) Thông qua chương trình đại hội, quy chế đại hội, quy chế bầu cử;
d) Báo cáo kết quả quá trình vận động thành lập hội;
đ) Thảo luận điều lệ đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định này xem xét khi cho phép thành lập hội và biểu quyết điều lệ;
e) Thông qua đề án nhân sự đại hội; biểu quyết số lượng thành viên ban chấp hành, ban kiểm tra cho cả nhiệm kỳ của hội; đề cử, ứng cử vào danh sách thành viên ban chấp hành, ban kiểm tra hội;
g) Bầu ban chấp hành hội, ban kiểm tra hội;
h) Thông qua chương trình hoạt động nhiệm kỳ của hội;
i) Các vấn đề khác (nếu có);
k) Thông qua nghị quyết đại hội.
2. Nội dung chủ yếu tại đại hội nhiệm kỳ:
a) Báo cáo số lượng đại biểu tham dự đại hội và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu tham dự đại hội;
b) Thông qua chương trình đại hội, quy chế đại hội, quy chế bầu cử;
c) Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tiếp theo của hội; báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành, ban kiểm tra; báo cáo tài chính của hội;
d) Thảo luận đổi tên hội (nếu có); thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ hoặc tiếp tục sử dụng điều lệ hiện hành;
đ) Chia, tách; sáp nhập, hợp nhất (nếu có);
e) Thông qua đề án nhân sự đại hội; biểu quyết số lượng thành viên ban chấp hành, ban kiểm tra cho cả nhiệm kỳ của hội; đề cử, ứng cử vào danh sách ban chấp hành, ban kiểm tra hội;
g) Bầu ban chấp hành; bầu ban kiểm tra hội, trừ hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ;
h) Các vấn đề khác theo quy định của điều lệ hội (nếu có);
i) Thông qua nghị quyết đại hội.
3. Nội dung chủ yếu tại đại hội bất thường:
a) Báo cáo số lượng đại biểu tham dự đại hội và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu tham dự đại hội;
b) Thông qua những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
c) Thông qua nghị quyết đại hội.
Theo đó, việc thảo luận đổi tên hội (nếu có), thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ hoặc tiếp tục sử dụng điều lệ hiện hành sẽ nằm trong nội dung chủ yếu tại đại hội nhiệm kỳ.
Khi kết thúc đại hội thì ban chấp hành hội có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đại hội thì ban chấp hành hội có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ (bản chính) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP,
Nội dung bao gồm:
- Văn bản báo cáo kết quả đại hội, trong đó có đề nghị phê duyệt điều lệ hội, đổi tên hội (nếu có). Trường hợp đại hội quyết định không sửa đổi, bổ sung điều lệ thì hội báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP về việc tiếp tục thực hiện điều lệ hiện hành;
- Dự thảo điều lệ hoặc dự thảo Điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Biên bản đại hội; biên bản bầu ban thường vụ, ban kiểm tra và các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội (có danh sách kèm theo);
- Trường hợp chủ tịch hội không phải là nhân sự dự kiến đã báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hội bổ sung sơ yếu lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp số 1 không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Chủ tịch hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc là cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không phải nộp phiếu lý lịch tư pháp số 1;
- Chương trình hoạt động của hội;
- Nghị quyết đại hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?