Lễ hội Đường Sách TPHCM Tết Âm lịch 2025 diễn ra vào ngày nào? Ở đâu?

Lễ hội Đường Sách TPHCM Tết Âm lịch 2025 diễn ra vào ngày nào? Ở đâu? Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm những gì?

Lễ hội Đường Sách TPHCM Tết Âm lịch 2025 diễn ra vào ngày nào? Ở đâu?

Ngày 12/11/2024, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch 7100/KH-UBND năm 2024 về việc tổ chức Lễ hội Đường Sách Tết Ất Tỵ - năm 2025.

Tải về

Căn cứ theo Mục 2 Kế hoạch 7100/KH-UBND năm 2024 của UBND TPHCM hướng dẫn như sau:

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Danh nghĩa tổ chức: Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Thời gian và địa điểm tổ chức:
3.1 Thời gian
- Thời gian thi công: 12 ngày, từ ngày 15 tháng 01 năm 2025 (17 tháng Chạp âm lịch) đến ngày 26 tháng 01 năm 2025 (27 tháng Chạp âm lịch).
- Thời gian phục vụ: 07 ngày, khai mạc lúc 17giờ 00 ngày 27 tháng 01 năm 2025 (28 tháng Chạp âm lịch) và phục vụ đến 22 giờ 00 ngày 02 tháng 02 năm 2025 (Mùng 5 Tết).
- Thời gian thu dọn: 02 ngày, từ 23 giờ 00 ngày 02 tháng 02 năm 2025 (Mùng 5 Tết) đến 06 giờ 00 sáng ngày 04 tháng 02 năm 2025.
3.2 Địa điểm: trên tuyến đường Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến công trường Quách Thị Trang, Quận 1).
4. Chủ đề: “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”
5. Nội dung thực hiện:
Lễ hội Đường Sách Tết Ất Tỵ - năm 2025 được thực hiện trên tuyến đường Lê Lợi với các nội dung như sau:
[...]

Như vậy, Lễ hội Đường Sách TPHCM Tết Âm lịch 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” sẽ chính thức diễn ra trong 07 ngày, từ 17giờ 00 ngày 27/01/2025 (nhằm 28 tháng Chạp âm lịch) và đến 22 giờ 00 ngày 02/02/2025 (nhằm Mùng 5 Tết), tại tuyến đường Lê Lợi, từ Nguyễn Huệ đến công trường Quách Thị Trang, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/27122024/le-hoi-duong-sach.jpg

Lễ hội Đường Sách TPHCM Tết Âm lịch 2025 diễn ra vào ngày nào? Ở đâu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, thành phần hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm:

- Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.

- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

- Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.

- Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).

- Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).

Người tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, người tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm dưới đây:

- Người tham gia lễ hội có các quyền sau:

+ Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng.

+ Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước.

+ Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

- Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:

+ Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

+ Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.

+ Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường.

+ Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

+ Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.

+ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm các trách nhiệm trên còn phải thực hiện các quy định sau:

++ Không đi lễ hội trong giờ hành chính.

++ Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
238 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Đào Pi là gì? Hướng dẫn cách đào Pi nhanh trên điện thoại 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 có ý nghĩa như thế nào trong trong ngành y tế? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách rút Pi về ví nhanh nhất? Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước bán Pi Network trên điện thoại chi tiết, đơn giản 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc 27 2 cho bố mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
1 Pi bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Xem giá Pi ở đâu? Tiền ảo Pi có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật VN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 24 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 24 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 27 tháng 2 là ngày gì? Ngày 27 tháng 2 là thứ mấy? Ngày 27 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng Pi Network được lên sàn vào ngày nào? Sử dụng Đồng Pi Network để thanh toán giao dịch bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn tả một người em chỉ gặp một vài lần nhưng nhớ mãi lớp 5 hay nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào