Thành phố Huế có bao nhiêu huyện, thị xã và quận?
Thành phố Huế có bao nhiêu huyện, thị xã và quận?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thành phố Huế có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 04 huyện, 03 thị xã và 02 quận; 133 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 48 phường, 78 xã và 07 thị trấn.
Như vậy, từ ngày 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức lên Thành phố Huế, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 ở nước ta.
Theo đó, Thành phố Huế có 04 huyện (gồm huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện A Lưới, huyện Phú Lộc), 03 thị xã (gồm thị xã Hương Trà, thị xã Phong Điền, thị xã Hương Thủy) và 02 quận (gồm quận Phú Xuân, quận Thuận Hóa).
Thành phố Huế có bao nhiêu huyện, thị xã và quận? (Hình từ Internet)
Quy mô dân số bao nhiêu thì được lên thành phố trực thuộc trung ương?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Điều 4. Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.
4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Như vậy, một trong những tiêu chuẩn được lên thành phố trực thuộc trung ương đó là đơn vị hành chính cấp huyện phải có quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
Phân loại đơn vị hành chính cấp huyện thành mấy loại?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Như vậy, đơn vị hành chính cấp huyện được chia thành 3 loại là:
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại 1.
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại 2.
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại 3.
Chính quyền địa phương ở huyện có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, chính quyền địa phương ở huyện có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện.
- Quyết định những vấn đề của huyện trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Địa giới hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
- Bộ Đề thi Toán lớp 2 học kì 1 Cánh diều có đáp án năm 2024-2025?
- Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105?
- Từ 1/1/2025, điều khiển ôtô điện cần giấy phép lái xe hạng gì?