Đảo nào có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa?
Đảo nào có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa?
Căn cứ Mục 2 Kế hoạch 1824/KH-UBND năm 2014 Thành phố Đà Nẵng như sau:
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN HUYỆN HOÀNG SA
Ngày 12 tháng 7 năm 1976, Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa riêng.
Ngày 09 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nghị quyết ngày 06 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Nghị định số 07/CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng đã xác định huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa nằm ở khu vực có vĩ độ 15044, 2B - 17006, 0B và kinh độ 111011, 8Đ - 112053, 4Đ trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2, tổng diện tích phần nổi khoảng 10km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1, 5km2. Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Nam là 135 hải lý, đến Cù Lao Ré tỉnh Quảng Ngãi là 123 hải lý.
[...]
Theo đó, Quần đảo Hoàng Sa bao gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng.
Trong đó, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1, 5km2.
Đảo nào có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa? (Hình từ Internet)
Quần đảo Hoàng Sa cách bờ biển thành phố Đà Nẵng bao nhiêu km?
Theo khoản 2 Điều 7 Quyết định 63/2023/QĐ-UBND Thành phố Đà Nẵng quy định như sau:
Điều 7. Định hướng tổng thể không gian cảnh quan
[...]
2. Định hướng cảnh quan đối với phân khu sinh thái phía Đông
Bán đảo Sơn Trà, diện tích khoảng 4.232 ha, là khu du lịch Quốc gia, bao gồm hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, các khu nghỉ dưỡng sinh thái, các cơ sở quốc phòng, các địa điểm tôn giáo tín ngưỡng nhằm khai thác và phát huy các di sản tự nhiên, văn hóa, lịch sử và tính độc đáo với các yếu tố biển - núi - rừng, cần đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn và phát triển để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và sự đa dạng sinh học của bán đảo. Toàn bộ Bán đảo Sơn Trà là khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù, được quản lý kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 8 của Quy chế này.
Huyện Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp huyện đặc biệt của thành phố Đà Nẵng, là quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.500 ha, diện tích toàn bộ phần nối của quần đảo khoảng 1.000 ha, cách bờ biển thành phố Đà Nẵng khoảng 315 km. Quy định kiến trúc đối với quần đảo như sau: Công trình thấp tầng (trừ các công trình đặc biệt), không làm cản trở, che chắn tầm nhìn; mật độ xây dựng gộp: 10 - 20%.
- Các dự án đã có pháp lý đầu tư, quy hoạch, đất đai phù hợp với quy định pháp luật được thực hiện theo các pháp lý đã có.
[...]
Theo đó, Quần đảo Hoàng Sa cách bờ biển thành phố Đà Nẵng khoảng 315 km.
Quân nhân chuyên nghiệp trên quần đảo Hoàng Sa được nghỉ phép hằng năm thêm bao nhiêu ngày?
Theo Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP quy định như sau:
Điều 5. Nghỉ phép hằng năm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:
a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a) 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
b) 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
[...]
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp trên quần đảo Hoàng Sa được nghỉ phép hằng năm như sau:
- Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
- Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
- Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
Trong trường hợp Quân nhân chuyên nghiệp đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa thì được nghỉ thêm 10 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Địa giới hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?