Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Điều lệ mới của Đảng gồm 11 chương và 59 điều.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976. 1008 đại biểu thay mặt hơn 1.550.000 đảng viên trong cả nước dự Đại hội.
Như vậy, đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ 4 của Đảng đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam? (Hình từ Internet)
Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí nào sáng lập?
Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
[...]
Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
6 Nguyên tắc tập trung dân chủ theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 9.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
[...]
Theo đó, 6 nguyên tắc tập trung dân chủ như sau:
[1] Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
[2] Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
[3] Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
[4] Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
[5] Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
[6] Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?
- 10 Mẫu giấy mời họp mới nhất năm 2025?
- Quy trình đánh giá thi đua của Bộ Giao thông vận tải? Nguyên tắc bình xét thi đua của Bộ Giao thông vận tải là gì?
- Giáo viên THCS chưa đủ thời gian 9 năm công tác nên bị chuyển về hạng 2 cũ thì có bị truy thu tiền lương đã được hưởng trước đó không?
- Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là gì? Thông tin nào cần phải công khai trước khi đưa vào kinh doanh?