Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước tại đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?
Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước tại đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?
Theo Điều 32 Nghị định 53/2024/NĐ-CP về xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất quy định như sau:
Điều 32. Xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất
1. Ngưỡng khai thác nước dưới đất được thể hiện qua giới hạn về lượng nước có thể khai thác của từng tầng chứa nước tại từng khu vực và được tính toán trên cơ sở giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này.
Ngưỡng khai thác nước dưới đất được quy định trong các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Trường hợp quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được phê duyệt mà chưa quy định ngưỡng khai thác nước dưới đất thì được rà soát, cập nhật, bổ sung khi điều chỉnh quy hoạch.
2. Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là chiều sâu mực nước động lớn nhất được phép khai thác tại giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất. Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước được tính từ mặt đất tại khu vực xung quanh giếng đến một nửa bề dày của tầng chứa nước không áp hoặc đến mái của tầng chứa nước có áp, nhưng không được vượt quá quy định sau đây:
a) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng: không vượt quá 35 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hà Nội và các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
b) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: không vượt quá 40 m đối với khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; không vượt quá 35 m;
c) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các vùng không quy định tại điểm a, điểm b khoản này không vượt quá 30 m;
d) Đối với các tầng chứa nước trong đá bazan, khe nứt ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên và các địa phương khác không vượt quá 50 m.
Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là chiều sâu mực nước động lớn nhất được phép khai thác tại giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất. Theo đó, giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước tại đồng bằng sông Cửu Long như sau:
- Đối với khu vực nội thành của thành phố Cần Thơ: không vượt quá 40 m;
- Đối với các thành phố, thị xã khác: không vượt quá 35 m;
- Đối với các khu vực còn lại: không vượt quá 30 m.
Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước tại đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ngưỡng khai thác nước dưới đất là căn cứ để thực hiện công việc gì?
Căn cứ quy định về ngưỡng khai thác nước dưới đất quy định tại Điều 30 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Điều 30. Ngưỡng khai thác nước dưới đất
1. Ngưỡng khai thác nước dưới đất là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định và quyết định, phê duyệt các nhiệm vụ sau đây:
a) Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; ban hành vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
b) Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông; phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
c) Cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất;
d) Dự án, giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
2. Ngưỡng khai thác nước dưới đất được xác định căn cứ vào đặc điểm nguồn nước; hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước; yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3. Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện đối với từng khu vực, tầng chứa nước;
b) Cân bằng giữa lượng nước khai thác với lượng nước bổ cập hằng năm cho tầng chứa nước và mối quan hệ với các tầng chứa nước liên quan;
c) Bảo vệ nguồn nước dưới đất, hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và địa phương có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, ngưỡng khai thác nước dưới đất là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định và quyết định, phê duyệt các nhiệm vụ sau đây:
- Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; ban hành vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông; phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
- Cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất;
- Dự án, giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Lưu vực sông liên tỉnh nào phải lập quy hoạch?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 53/2024/NĐ-CP, các lưu vực sông liên tỉnh phải lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh bao gồm:
(1) Lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng và vùng phụ cận.
(2) Lưu vực sông Hồng - Thái Bình và vùng phụ cận.
(3) Lưu vực sông Mã và vùng phụ cận.
(4) Lưu vực sông Cả và vùng phụ cận.
(5) Lưu vực sông Hương và vùng phụ cận.
(6) Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng phụ cận.
(7) Lưu vực sông Trà Khúc và vùng phụ cận.
(8) Lưu vực sông Ba và vùng phụ cận.
(9) Lưu vực sông Kôn - Hà Thanh và vùng phụ cận.
(10) Lưu vực sông Sê San và vùng phụ cận.
(11) Lưu vực sông Srêpốk và vùng phụ cận.
(12) Lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận.
(13) Lưu vực sông Cửu Long và vùng phụ cận.
(14) Lưu vực sông ven biển Quảng Ninh.
(15) Lưu vực sông ven biển Quảng Bình và Quảng Trị.
(16) Lưu vực sông ven biển Nam Trung Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?