Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất?

Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất? Tổ chức, cá nhân nơi có cơ sở hoạt động hóa chất có quyền và nghĩa vụ gì trong việc bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng?

Hoá chất độc là gì?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Hóa chất 2007 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
4. Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:
a) Dễ nổ;
b) Ôxy hóa mạnh;
c) Ăn mòn mạnh;
d) Dễ cháy;
đ) Độc cấp tính;
e) Độc mãn tính;
g) Gây kích ứng với con người;
h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
i) Gây biến đổi gen;
k) Độc đối với sinh sản;
l) Tích luỹ sinh học;
m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
n) Độc hại đến môi trường.
5. Hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều này.
6. Hoá chất mới là hóa chất chưa có trong danh mục hóa chất quốc gia, danh mục hóa chất nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận.
7. Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.
[...]

Như vậy, hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm dưới đây:

- Độc cấp tính.

- Độc mãn tính.

- Gây kích ứng với con người.

- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư.

- Gây biến đổi gen.

- Độc đối với sinh sản.

- Tích luỹ sinh học.

- Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ.

- Độc hại đến môi trường.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/21122024/hoa-chat-doc.jpg

Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất? (Hình từ Internet)

Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Hóa chất 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, chính sách của Nhà nước về hoạt động hóa chất gồm:

-Xây dựng ngành công nghiệp hóa chất hiện đại, bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; chú trọng phát triển các hóa chất cơ bản, hóa chất thân thiện với môi trường, hóa chất có giá trị kinh tế cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn hóa chất quốc gia, cơ sở dữ liệu thông tin an toàn hóa chất.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất; ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường; giảm dần việc sử dụng hóa chất nguy hiểm, thay thế các hóa chất độc bằng các hóa chất ít độc và không độc trong sản xuất và sử dụng; khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải hóa chất.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất hóa chất thuộc lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân nơi có cơ sở hoạt động hóa chất có quyền và nghĩa vụ gì trong việc bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Hóa chất 2007, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nơi có cơ sở hoạt động hóa chất trong việc bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng đó là:

- Tổ chức, cá nhân nơi có cơ sở hoạt động hóa chất có các quyền sau đây:

+ Được cung cấp các thông tin liên quan đến an toàn hóa chất của cơ sở;

+ Yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;

+ Được bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản do hoạt động hóa chất gây ra theo quy định của pháp luật;

+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn hóa chất;

+ Tham gia ý kiến về biện pháp bảo vệ môi trường và Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm tại địa phương.

- Tổ chức, cá nhân nơi có cơ sở hoạt động hóa chất có các nghĩa vụ sau đây:

+ Báo cáo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn hóa chất;

+ Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục sự cố hóa chất.

Hóa chất
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hóa chất
Hỏi đáp Pháp luật
Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hóa chất cấm mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
06 trường hợp được miễn trừ khai báo hóa chất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Danh mục hóa chất phải khai báo cập nhật mới nhất 2024 theo Nghị định 113?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp gồm những loại giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao gói hóa chất lưu thông trên thị trường phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Pha loãng hóa chất thì có cần giấy phép không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hóa chất
Nguyễn Thị Kim Linh
24 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hóa chất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hóa chất

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Hoạt động hóa chất tại Việt Nam: Những văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào