Mua bán pháo nổ bị phạt như thế nào theo Nghị định 98/2020?
Mua bán pháo nổ bị phạt như thế nào theo Nghị định 98/2020?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
[..]
Như vậy, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ thì hành vi mua bán pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi mua bán pháo nổ như sau:
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;
(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam;
(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;
(4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam;
(5) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam;
(6) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam;
(7) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam;
(8) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;
(9) Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại (6), (7), (8);
(10) Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm trên;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
- Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan để xử phạt vi phạm hành chính.
Mua bán pháo nổ bị phạt như thế nào theo Nghị định 98/2020? (Hình từ Internet)
Buôn bán pháo nổ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Mục 3 Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán pháo lậu như sau:
- Người nào mua bán trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015;
- Người nào mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn lậu” quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015;
- Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015;
- Người nào có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 40 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015, thì:
(1) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
- Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
- Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
(5) Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại (1), thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại (3), thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Theo Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người có hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ mà không thuộc các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm:
- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Người phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Pháo hoa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?