Những người nào có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa trong hình sự?
Những người nào có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa trong hình sự?
Căn cứ Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt:
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:
[...]
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.
[...]
Căn cứ Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bị tạm giữ:
Điều 59. Người bị tạm giữ
[...]
2. Người bị tạm giữ có quyền:
[...]
c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
[...]
Căn cứ Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bị can:
Điều 60. Bị can
[...]
2. Bị can có quyền:
[...]
g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
[...]
Căn cứ Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bị cáo:
Điều 61. Bị cáo
[...]
2. Bị cáo có quyền:
[...]
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
[...]
Theo quy định trên, những đối tượng sau có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa:
- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
- Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
- Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định
- Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định
Những người nào có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa trong hình sự? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào chỉ định người bào chữa?
Căn cứ Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định chỉ định người bào chữa:
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
[...]
Theo quy định trên, chỉ định người bào chữa trong trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Những người nào có quyền từ chối người bào chữa?
Căn cứ Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thay đổi hoặc từ chối người bào chữa:
Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
[...]
Theo quy định trên, những người sau đây có quyền từ chối người bào chữa:
- Người bị buộc tội
- Người đại diện của người bị buộc tội
- Người thân thích của người bị buộc tội
Lưu ý: Mọi trường hợp từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?