Mua bán căn hộ chung cư có phải đăng ký mẫu hợp đồng không?
Mua bán căn hộ chung cư có phải đăng ký mẫu hợp đồng không?
Căn cứ theo Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung ban hành kèm theo Quyết định 07/2024/QĐ-TTg như sau:
TT | Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ |
1 | Cung cấp điện phục vụ mục đích sinh hoạt |
2 | Cung cấp nước sinh hoạt |
3 | Truyền hình trả tiền |
4 | Dịch vụ viễn thông di động mặt đất (dịch vụ thoại, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ truy nhập Internet) |
5 | Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (dịch vụ thoại, dịch vụ truy nhập Internet) |
6 | Vận chuyển hành khách đường hàng không |
7 | Vận chuyển hành khách đường sắt |
8 | Mua bán căn hộ chung cư |
Mặt khác, tại Điều 1 Quyết định 07/2024/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 1. Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, đối với hoạt động mua bán căn hộ chung cư thì phải thực hiện đăng ký mẫu hợp đồng, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng.
Xem thêm: Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư áp dụng hiện nay là mẫu nào?
Mua bán căn hộ chung cư có phải đăng ký mẫu hợp đồng không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có những nội dung gì?
Theo quy định Điều 163 Luật Nhà ở 2023, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
[1] Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
[2] Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Trong đó, các bên phải ghi rõ:
- Phần sở hữu chung, sử dụng chung.
- Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế.
- Diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng.
- Diện tích sàn căn hộ.
- Mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt.
- Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu.
- Trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì.
[3] Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
[4] Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở;
[5] Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê mua, cho thuê, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn;
[6] Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trường hợp thuê mua nhà ở thì phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên về việc sửa chữa hư hỏng của nhà ở trong quá trình thuê mua;
[7] Cam kết của các bên;
[8] Thỏa thuận khác;
[9] Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
[10] Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
[11] Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Tổ chức nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam hay không?
Theo Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định về tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cụ thể như sau:
Điều 17. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:
a) Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;
[....]
Thông qua quy định trên, tổ chức nước ngoài được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo hình thức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?