05 việc cần làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ cháy trong CAND từ 15/2/2025?
05 việc cần làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ cháy trong CAND từ 15/2/2025?
Tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định việc khám nghiệm hiện trường thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và quy định tại Thông tư 88/2024/TT-BCA.
Theo đó, 05 việc cần làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ cháy trong CAND từ 15/2/2025 như sau:
- Tiếp nhận, nắm tình hình công tác bảo vệ hiện trường và thu thập thông tin về vụ cháy thông qua người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Căn cứ theo tính chất, mức độ của vụ cháy, cơ quan chủ trì có thể mời thành phần tham gia khám nghiệm hiện trường như: Giám định viên, cán bộ kỹ thuật hình sự hoặc người có chuyên môn phù hợp; đại diện chính quyền cấp xã, Công an cấp xã, Đồn Công an nơi xảy ra vụ cháy; cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc khám nghiệm hiện trường; đại diện cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, chủ phương tiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đối với vụ cháy do Cơ quan điều tra chủ trì xác minh, giải quyết thì lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng kỹ thuật hình sự là thành phần bắt buộc tham gia khám nghiệm hiện trường; Cơ quan điều tra chủ trì có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để phân công Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường theo quy định;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia khám nghiệm; lựa chọn phương pháp, chiến thuật khám nghiệm; chuẩn bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ phục vụ khám nghiệm hiện trường;
- Xác định phạm vi, đánh giá mức độ an toàn của hiện trường;
- Có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tính nguyên vẹn đối với dấu vết, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử có nguy cơ bị phá hủy, thay đổi (nếu có).
05 việc cần làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ cháy trong CAND từ 15/2/2025? (Hình từ Internet)
Khi tiếp nhận thông tin vụ cháy, Công an cấp xã có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Trách nhiệm của Công an cấp xã, Đồn Công an
1. Khi tiếp nhận thông tin vụ cháy, Công an cấp xã, Đồn Công an có trách nhiệm tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực xảy ra cháy theo quy định.
[....]
Như vậy, khi tiếp nhận thông tin vụ cháy, Công an cấp xã, Đồn Công an có trách nhiệm tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực xảy ra cháy theo quy định.
Đồng thời, phát hiện, thu thập, ghi nhận các dấu vết, đồ vật, tài liệu tại hiện trường có nguy cơ bị thay đổi, phá hủy; phối hợp các lực lượng xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản; xác định và lấy lời khai của người biết việc, người có liên quan, đối tượng nghi vấn gây ra cháy; thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ cháy, dữ liệu camera giám sát của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần khu vực cháy (nếu có); báo cáo cụ thể tình hình có liên quan và bàn giao tài liệu, đồ vật đã thu thập cho cơ quan, người có thẩm quyền.
Phối hợp với Cơ quan điều tra, cơ quan, đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền trong xác minh, giải quyết vụ cháy khi được yêu cầu.
Tiêu chí phân loại vụ cháy trong Công an nhân dân thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 29 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định têu chí phân loại vụ cháy trong Công an nhân dân như sau:
(1) Vụ cháy cấp 1 là vụ cháy không có thiệt hại về người và thuộc một trong các trường hợp sau: Thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy dưới 0,5 ha;
(2) Vụ cháy cấp 2 là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Gây Thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 0,5 ha đến dưới 05 ha;
(3) Vụ cháy cấp 3 là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 01 đến 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 200%; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 05 ha đến dưới 10 ha;
(4) Vụ cháy cấp 4 là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 03 đến 04 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 50.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 10 ha đến dưới 20 ha;
(5) Vụ cháy cấp 5 là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 05 người trở lên; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 50.000.000.000 đồng trở lên hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 20 ha trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?