Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy theo Thông tư 88 từ 15 01 2025? Hướng dẫn lập Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy?
Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy theo Thông tư 88 từ 15 01 2025? Hướng dẫn lập Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy?
Mẫu Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy là Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 88/2024/TT-BCA:
Tải về Mẫu Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy
Hướng dẫn lập Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy
Chú thích (1) Tên cơ quan cấp trên;
Chú thích (2) Tên cơ quan, đơn vị báo cáo;
Chú thích (3) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có thẩm quyền xác minh, giải quyết vụ cháy.
Chú thích (4) Ghi rõ tên đơn vị, cơ quan và cán bộ điều tra được giao chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy (đối với báo cáo, đề xuất lần thứ nhất).
Chú thích (5) Ghi rõ ý kiến và thời gian phê duyệt báo cáo, đề xuất.
Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy theo Thông tư 88 từ 15 01 2025? Hướng dẫn lập Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy? (Hình từ Internet)
Thực hiện nhiệm vụ xác minh, giải quyết vụ cháy theo thủ tục hành chính thế nào?
Thực hiện nhiệm vụ xác minh, giải quyết vụ cháy theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 20 Thông tư 88/2024/TT-BCA, cụ thể:
(1) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 88/2024/TT-BCA xây dựng báo cáo, đề xuất phân công cán bộ xác minh, giải quyết vụ cháy theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 88/2024/TT-BCA, báo cáo chỉ huy trực tiếp cho ý kiến trước khi trình người có thẩm quyền duyệt, ký.
(2) Thủ trưởng đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy có trách nhiệm:
(i) Duyệt, ký báo cáo, đề xuất phân công cán bộ xác minh, giải quyết vụ cháy trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất giải quyết vụ cháy;
(ii) Duyệt, ký thông báo kết quả xác minh, giải quyết vụ cháy;
(iii) Chỉ đạo xác minh tình tiết vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; quyết định xử phạt hoặc đề xuất người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định chuyển vụ việc đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
(3) Nhiệm vụ của cán bộ được phân công xác minh, giải quyết vụ cháy:
(i) Vẽ sơ đồ hiện trường vụ cháy theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 88/2024/TT-BCA; lập bản ảnh, gồm: Hiện trường chung, hiện trường chi tiết và ảnh đặc tả dấu vết với số lượng 02 ảnh mỗi loại, ảnh có kích thước 9x12cm, được dán trên mặt giấy A4, đánh số và chú thích dưới mỗi ảnh;
(ii) Lập biên bản ghi nhận lời khai cá nhân, tổ chức có liên quan vụ cháy;
(iii) Xây dựng báo cáo, đề xuất giải quyết vụ cháy theo Mẫu số 07 và Thông báo kết quả xác minh, giải quyết vụ cháy theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 88/2024/TT-BCA, báo cáo chỉ huy trực tiếp cho ý kiến trước khi trình người có thẩm quyền duyệt, ký;
(iv) Thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khi vụ cháy có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
Tiêu chí phân loại vụ cháy trong Công an nhân dân thế nào?
Tiêu chí phân loại vụ cháy trong Công an nhân dân được quy định tại khoản 5 Điều 29 Thông tư 88/2024/TT-BCA, cụ thể:
(1) Vụ cháy cấp I là vụ cháy không có thiệt hại về người và thuộc một trong các trường hợp sau: Thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy dưới 0,5 ha;
(2) Vụ cháy cấp II là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Gây Thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 0,5 ha đến dưới 05 ha;
(3) Vụ cháy cấp III là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 01 đến 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 200%; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 05 ha đến dưới 10 ha;
(4) Vụ cháy cấp IV là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 03 đến 04 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 50.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 10 ha đến dưới 20 ha;
(5) Vụ cháy cấp V là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 05 người trở lên; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 50.000.000.000 đồng trở lên hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 20 ha trở lên.
Ngoài ra, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tập hợp, báo cáo số liệu xác minh, giải quyết các vụ cháy, phân loại vụ cháy.
Lưu ý: Thông tư 88/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?