Sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện khi nào?
Sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện khi nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định về cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng:
Điều 10. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
[…]
8. Các trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh;
b) Cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm có sản phẩm thực phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất thực phẩm có chất lượng phù hợp làm thức ăn chăn nuôi mà không qua bất kỳ bước sơ chế, chế biến nào khác của cơ sở đó.
Theo đó, đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh thì không cần xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Điều 10. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
[…]
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.
Theo đó, khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, người đề nghị chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02.TACN Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP (Mẫu này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 46/2022/NĐ-CP).
- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 03.TACN Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
- Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng:
Điều 10. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng được quy định như sau:
a) Cục Chăn nuôi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
[…]
Theo đó,cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Cục Chăn nuôi cấp hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn mà không thuộc các trường hợp do Cục chăn nuôi cấp.
Như vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng sẽ do Cục Chăn nuôi hay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?