Nguyên liệu thức ăn truyền thống được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi năm 2024?

Cho tôi hỏi những nguyên liệu thức ăn truyền thống nào được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi năm 2024? Mong được giải đáp thắc mắc!

Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi năm 2024?

Căn cứ theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT về danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi như sau:

TT

Tên hóa chất

1

Carbuterol

2

Cimaterol

3

Clenbuterol

4

Chloramphenicol

5

Diethylstilbestrol (DES)

6

Dimetridazole

7

Fenoterol

8

Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran

9

Isoxuprin

10

Methyl-testosterone

11

Metronidazole

12

19 Nor-testosterone

13

Salbutamol

14

Terbutaline

15

Stilbenes

16

Melamine (Với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg)

17

Bacitracin Zn

18

Carbadox

19

Olaquindox

20

Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8-klmna]acridine-8,16- dione.

21

Vat Yellow2 (tên gọi khác: Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2; danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d']bisthiazole-6,12-dione.

22

Vat Yellow3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân tử: C28H18N2O4; danh pháp: N,N'-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide.

23

Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone); công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14-Dibenzpyrenequinone.

24

Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử: C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N-dimethylbenzenamine] và các dẫn xuất của Auramine.

25

Cysteamine

Danh mục sản phẩm cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi năm 2024?

Danh mục sản phẩm cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi năm 2024? (Hình từ Internet)

Danh mục nguyên liệu thức ăn truyền thống được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi năm 2024?

Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi điểm a, b khoản 11 Điều 2 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT về danh mục nguyên liệu được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi như sau:

Danh mục nguyên liệu thức ăn truyền thống

TT

Nguyên liệu

1

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật

1.1

Nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản:

Cá, tôm, cua, động vật giáp xác, động vật nhuyễn thể, thủy sản khác; sản phẩm, phụ phẩm từ thủy sản

1.2

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật trên cạn:

Bột xương, bột thịt, bột thịt xương, bột huyết, bột lông vũ thủy phân, bột gia cầm, trứng, côn trùng, động vật không xương sống, sữa và sản phẩm từ sữa;sản phẩm, phụ phẩm khác từ động vật trên cạn

1.3

Nguyên liệu khác có nguồn gốc động vật

2

Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật

2.1

Các loại hạt và sản phẩm từ hạt

2.1.1

Hạt cốc:

Ngô, thóc, lúa mì, lúa mạch, kê,hạt cốc khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt cốc

2.1.2

Hạt đậu:

Đậu tương, đậu xanh, đậu lupin, đậu triều,hạt đậu khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt đậu

2.1.3

Hạt có dầu:

Hạt lạc, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt điều,hạt có dầu khác;sản phẩm, phụ phẩm từ hạt có dầu

2.1.4

Hạt khác

2.2

Khô dầu:

Khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu cọ, khô dầu hạt cải, khô dầu vừng, khô dầu hướng dương, khô dầu lanh, khô dầu dừa, khô dầu bông, khô dầu đậu lupin, khô dầu khác

2.3

Rễ, thân, củ, quả:

Rễ, thân, củ, quả (ví dụ khoai, sắn, cà rốt, củ cải, dong, chuối, mía, rau…); sản phẩm, phụ phẩm từ rễ, thân, củ, quả.

2.4

Gluten:

Gluten ngô, gluten mì, gluten thức ăn chăn nuôi, gluten khác

2.5

Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến thực phẩm

2.5.1

Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến mía đường và bánh kẹo:

Rỉ mật, vụn bánh, sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến đường và bánh kẹo

2.5.2

Phụ phẩm từ sản xuất, chế biến cồn, rượu, bia:

Bã rượu, bỗng rượu, bã bia, men bia, men rượu, sản phẩm khô của sản xuất cồn từ hạt cốc (DDGS) và phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến cồn, rượu, bia

2.5.3

Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến thực phẩm khác:

Bã dứa, bã đậu, bã sắn, bã mía; sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến thực phẩm

2.5.4

Tinh bột:

Tinh bột gạo, tinh bột ngô, tinh bột sắn, tinh bột mì và tinh bột khác

2.6

Thức ăn thô

2.6.1

Cây, cỏ trên cạn:

Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây họ hòa thảo, cây họ đậu,cây, cỏ trên cạn khác và sản phẩm từ cây cỏ trên cạn

2.6.2

Cây thủy sinh:

Rong, rêu, tảo, bèo,cây thủy sinh khác và sản phẩm từ cây thủy sinh

2.6.3

Phụ phẩm cây trồng:

Rơm, rạ, trấu, lõi ngô, bẹ ngô,lá, thân cây trồng,phụ phẩm khác từ cây trồng

2.7

Nguyên liệu khác từ thực vật

3

Dầu, mỡ có nguồn gốc thực vật, động vật trên cạn, thủy sản

4

Đường:

Glucose, lactose, mantose và đường khác

5

Ure làm thức ăn cho gia súc nhai lại, muối ăn (NaCl),bột đá, đá hạt, đá mảnh CaCO3

6

Nguyên liệu thức ăn truyền thống khác

Nấm men bất hoạt: Nấm men chiếu xạ; nấm men thủy phân; nấm men khô Torula hoặc nấm men khô Candida; nấm men được nuôi cấy trên môi trường rỉ mật đường; nấm men sấy khô; phụ phẩm từ quá trình sản xuất axit amin làm thức ăn chăn nuôi; nguyên liệu thức ăn truyền thống khác.

Thức ăn chăn nuôi trước khi lưu thông trên thị trường cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ theo Điều 32 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường như sau:

- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định

Trân trọng!

Thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thức ăn chăn nuôi
Hỏi đáp Pháp luật
Sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân dùng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho lợn con có phải ghi nhật ký sử dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi phải có người phụ trách kỹ thuật có trình độ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi bị thu hồi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên liệu thức ăn truyền thống được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cần đáp ứng các điều kiện nào để sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi là ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thức ăn chăn nuôi
Chu Tường Vy
3,203 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào