Cuộc họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước để bình xét thi đua khen thưởng khi kết thúc năm công tác được tổ chức khi nào?
- Cuộc họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước để bình xét thi đua khen thưởng khi kết thúc năm công tác được tổ chức khi nào?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước họp và bỏ phiếu khi xét tặng danh hiệu thi đua nào?
- Ủy viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
Cuộc họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước để bình xét thi đua khen thưởng khi kết thúc năm công tác được tổ chức khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1920/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Điều 11. Các cuộc họp của Hội đồng
Hàng năm, Hội đồng tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng và khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên trở lên tham dự để giải quyết các vấn đề sau đây:
1. Đánh giá sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước theo chuyên đề (hoặc theo đợt), định kỳ hằng năm và theo giai đoạn của KTNN; đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho các phong trào thi đua yêu nước tiếp theo.
2. Xét và đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng hàng năm, khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề cho cá nhân, tập thể theo quy định.
3. Trong trường hợp nếu do yêu cầu gấp về thời gian mà không triệu tập được đầy đủ các thành viên của Hội đồng để họp xét khen thưởng, thì Thường trực của Hội đồng có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định hồ sơ, trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng cho phép xin ý kiến các thành viên Hội đồng bằng văn bản.
4. Trong một số cuộc họp, nếu thấy cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể mời thêm các chuyên gia trong từng lĩnh vực tham dự. Đại biểu được mời dự họp có quyền tham gia ý kiến như các thành viên của Hội đồng nhưng không có quyền tham gia biểu quyết.
5. Hội đồng quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch, các phó Chủ tịch hoặc các ủy viên trong Hội đồng.
6. Cuộc họp của Hội đồng để tổng kết các phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng; bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân trong toàn ngành khi kết thúc năm công tác được tổ chức chậm nhất trước ngày mùng 10 tháng 01 hàng năm.
Tài liệu liên quan phục vụ phiên họp của Hội đồng được gửi tới các thành viên Hội đồng chậm nhất trước 02 ngày tổ chức họp (trừ trường hợp đột xuất).
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cuộc họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước để bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân trong toàn ngành khi kết thúc năm công tác được tổ chức chậm nhất trước ngày 10/01 hàng năm.
Cuộc họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước để bình xét thi đua khen thưởng khi kết thúc năm công tác được tổ chức khi nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước họp và bỏ phiếu khi xét tặng danh hiệu thi đua nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1920/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Điều 12. Biểu quyết của Hội đồng
1. Hội đồng họp và bỏ phiếu khi xét tặng: Danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Cờ thi đua Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua cấp Ngành”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Cờ thi đua của KTNN”, “Tập thể lao động xuất sắc” cấp Vụ.
2. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được thông qua khi có ít nhất 50% thành viên Hội đồng trở lên biểu quyết thống nhất. Trừ trường hợp tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua cấp Ngành”, phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản). Trường hợp tập thể được đề nghị khen thưởng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
3. Trường hợp tỷ lệ phiếu biểu quyết ngang nhau, Chủ tịch Hội đồng là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Như vậy, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước họp và bỏ phiếu khi xét tặng danh hiệu thi đua sau đây:
- “Anh hùng Lao động”
- “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
- “Cờ thi đua Chính phủ”
- “Chiến sĩ thi đua cấp Ngành”
- “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
- “Cờ thi đua của Kiểm toán Nhà nước”
- “Tập thể lao động xuất sắc” cấp Vụ.
Ủy viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1920/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Điều 4. Cơ cấu tổ chức, thành phần của Hội đồng
1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng và đơn vị Thường trực Hội đồng.
2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN
1. Chủ tịch Hội đồng: Tổng Kiểm toán nhà nước;
2. Phó chủ tịch Hội đồng: Phó Tổng KTNN trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Văn phòng KTNN là Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng, Chủ tịch Công đoàn KTNN và Chánh Văn phòng KTNN;
3. Ủy viên Hội đồng: các Phó tổng KTNN, Thủ trưởng các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Giám đốc Trường đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh; Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng KTNN là Thư ký, Ủy viên Thường trực Hội đồng.
4. Đơn vị chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng của KTNN (Ban Thi đua - Khen thưởng KTNN trực thuộc Văn phòng KTNN) là Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.
Theo đó, ủy viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước bao gồm:
- Các Phó tổng Kiểm toán Nhà nước
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc bộ máy điều hành
- Giám đốc Trường đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh;
- Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước là Thư ký, Ủy viên Thường trực Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?