Tiêu chí phân loại vụ cháy thành 05 cấp nguy hiểm từ 15/01/2025?
Tiêu chí phân loại vụ cháy thành 05 cấp nguy hiểm từ 15/01/2025?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 29 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về từ 15/01/2025, tiêu chí phân loại vụ cháy thành 05 cấp nguy hiểm cụ thể như sau:
- Vụ cháy cấp nguy hiểm 1 là vụ cháy không có thiệt hại về người và thuộc một trong các trường hợp sau: Thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy dưới 0,5 ha;
- Vụ cháy cấp nguy hiểm 2 là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Gây Thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 0,5 ha đến dưới 05 ha;
- Vụ cháy cấp nguy hiểm 3 là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 01 đến 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 200%; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 05 ha đến dưới 10 ha;
- Vụ cháy cấp nguy hiểm 4 là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 03 đến 04 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 50.000.000.000 đồng hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 10 ha đến dưới 20 ha;
- Vụ cháy cấp nguy hiểm 5 là vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết từ 05 người trở lên; gây thiệt hại tài sản trị giá từ 50.000.000.000 đồng trở lên hoặc diện tích rừng, đồng, ruộng bị cháy từ 20 ha trở lên.
Tiêu chí phân loại vụ cháy thành 05 cấp nguy hiểm từ 15/01/2025? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ xác minh, giải quyết vụ cháy theo tố giác, tin báo tội phạm gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về thành phần hồ sơ xác minh, giải quyết vụ cháy theo tố giác, tin báo tội phạm như sau:
- Biên bản vụ cháy; biên bản xác định thiệt hại về người, tài sản và đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy; biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm;
- Quyết định phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thụ lý điều tra giải quyết vụ cháy; Quyết định phân công Phó Thủ trưởng thụ lý điều tra giải quyết vụ cháy (nếu có); thông báo tiếp nhận nguồn tin về tội phạm; kế hoạch xác minh, giải quyết vụ cháy;
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh, sơ đồ hiện trường, báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường;
- Biên bản ghi lời khai của đại diện cơ sở, hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông bị cháy, người làm chứng và người có liên quan;
- Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy; báo cáo kết thúc giải quyết nguồn tin về tội phạm;
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm;
- Quyết định hủy bỏ Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm (nếu có);
- Thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm;
- Văn bản đề nghị trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, quyết định trưng cầu giám định, văn bản yêu cầu định giá tài sản; kết luận giám định, kết luận định giá tài sản; thông báo kết luận giám định, thông báo kết quả định giá tài sản; tài liệu chứng minh thiệt hại về người (giấy chứng thương, đơn thuốc), tài sản, các tài liệu về thỏa thuận bồi thường thiệt hại, dữ liệu ghi hình (nếu có);
- Biên bản vi phạm hành chính; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, biên lai thu tiền phạt (nếu có);
- Hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan quản lý đối với cơ sở, hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ sở;
- Các tài liệu của Viện Kiểm sát liên quan đến vụ cháy;
- Thống kê tài liệu có trong hồ sơ và các tài liệu khác có liên quan đến vụ cháy (nếu có);
- Các tài liệu khác (nếu có).
Lưu ý: Hồ sơ xác minh giải quyết vụ cháy theo quy định tại Điều này phải lập, đăng ký, quản lý, sử dụng hồ sơ theo quy định của pháp luật, Bộ Công an về công tác nghiệp vụ và công tác hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Nhiệm vụ tại hiện trường của Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong giải quyết vụ cháy như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về nhiệm vụ tại hiện trường của Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong giải quyết vụ cháy (đối với Công an cấp huyện chưa thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) như sau:
- Ghi nhận vị trí, tình trạng, đặc điểm của người bị nạn trước khi đưa ra khỏi hiện trường (nếu có);
- Thu thập thông tin về thời gian, vị trí, diễn biến vụ cháy, hướng phát triển của đám cháy, điểm xuất phát cháy, âm thanh, ánh sáng, mức độ khói, phạm vi hoặc diện tích cháy;
- Quan sát, phát hiện, ghi nhận sơ bộ các dấu vết, đồ vật, tài liệu tại hiện trường; ghi nhận những thay đổi ở hiện trường trong quá trình tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Chụp ảnh hiện trường; ghi hình hiện trường trong trường hợp cần thiết;
- Thu thập thông tin về hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Chủ trì, phối hợp các lực lượng xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản;
- Chủ trì, phối hợp đại diện đơn vị trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ lập biên bản vụ cháy theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 88/2024/TT-BCA.
Lưu ý: Thông tư 88/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?