Các 'thủ đoạn khác' trong mua bán người bao gồm những hành vi nào?
Các "thủ đoạn khác" trong mua bán người bao gồm những hành vi nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định về một số tình tiết định tội, trong đó, tại khoản 3 quy định về “thủ đoạn khác” đối với hành vi mua bán người như sau:
Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 là các thủ đoạn như:
- Bắt cóc;
- Cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi;
- Đầu độc nạn nhân;
- Lợi dụng việc môi giới hôn nhân, môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng tình thế bị lệ thuộc; lợi dụng tình thế dễ bị tổn thương hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân (ví dụ: lợi dụng tình trạng nạn nhân có người thân bị bệnh hiểm nghèo cần tiền chữa trị ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng) để thực hiện một trong các hành vi hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP.
Các "thủ đoạn khác" trong mua bán người bao gồm những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Mức án cao nhất đối với người phạm tội mua bán người trên 16 tuổi là bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Điều 150. Tội mua bán người
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;
e) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người mua bán người trên 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định. Trong đó mức án cao nhất là phạt tù đến 20 năm tù.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trách nhiệm của gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Luật Phòng chống mua bán người 2024 quy định như sau:
Điều 15. Trách nhiệm của gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người; cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về mục đích, thủ đoạn, hành vi mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.
2. Phối hợp với cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.
3. Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.
4. Động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Như vậy, trách nhiệm của gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người như sau:
- Giáo dục, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người; cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về mục đích, thủ đoạn, hành vi mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.
-Phối hợp với cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.
- Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.
- Động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Lưu ý: Luật Phòng chống mua bán người 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội mua bán người có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?