Có bao nhiêu trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng từ 01/07/2025?
- Từ ngày 01/07/2025 có bao nhiêu trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng?
- Thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng có quyền rút vốn hay chuyển nhượng phần vốn góp của mình không?
- Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng được quy định như thế nào?
- Khi thành viên hợp danh chấm dứt tư cách, trách nhiệm, giá trị phần vốn góp của Văn phòng công chứng được xử lý như thế nào?
Từ ngày 01/07/2025 có bao nhiêu trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng?
Ngày 26/11/2024 Quốc hội ban hành Luật Công chứng 2024 quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Theo đó, các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 27 Luật Công chứng 2024 bao gồm:
(i) Tự nguyện rút vốn khỏi Văn phòng công chứng hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một hoặc một số thành viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng; chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 30 Luật Công chứng 2024.
(ii) Có quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc thuộc trường hợp đương nhiên miễn nhiệm công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng 2024.
(iii) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích.
(iv) Bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng.
Từ ngày 01/07/2025 có bao nhiêu trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng (Hình từ Internet)
Thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng có quyền rút vốn hay chuyển nhượng phần vốn góp của mình không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Công chứng 2024, thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng có quyền rút vốn hoặc chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp của mình cho thành viên hợp danh khác. Cụ thể như sau:
(i) Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi Văn phòng công chứng hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một hoặc một số thành viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản và Văn phòng công chứng phải còn ít nhất 02 thành viên hợp danh tại thời điểm thành viên hợp danh được rút vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp.
(ii) Thành viên hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của Văn phòng công chứng trong năm tài chính đó đã được thông qua.
(iii) Văn phòng công chứng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp việc công chứng viên hoàn thành rút vốn hoặc hoàn thành chuyển nhượng phần vốn góp. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên chấm dứt tại thời điểm được Sở Tư pháp ghi nhận vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Trường hợp người rút vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp là Trưởng Văn phòng công chứng thì tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên chấm dứt kể từ thời điểm được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Công chứng 2024, thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng được quy định như sau:
(i) Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Tài liệu chứng minh và văn bản về việc khai trừ thành viên hợp danh được gửi Sở Tư pháp khi đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên bị khai trừ chấm dứt tại thời điểm được Sở Tư pháp ghi nhận vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
(ii) Trường hợp người bị khai trừ là Trưởng Văn phòng công chứng thì tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên chấm dứt kể từ thời điểm được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
Khi thành viên hợp danh chấm dứt tư cách, trách nhiệm, giá trị phần vốn góp của Văn phòng công chứng được xử lý như thế nào?
Tại khoản 4, 5, và 6 Điều 27 Luật Công chứng 2024, khi thành viên hợp danh chấm dứt tư cách, trách nhiệm, giá trị phần vốn góp của Văn phòng công chứng được xử lý chi tiết sau:
(i) Giá trị phần vốn góp của thành viên hợp danh trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 27 Luật Công chứng 2024 được trả cho công chứng viên hoặc người thừa kế của họ theo tỷ lệ phần vốn góp sau khi trừ đi phần nghĩa vụ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó.
(ii) Trường hợp tên của công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được sử dụng để đặt tên Văn phòng công chứng thì Văn phòng công chứng phải thay đổi tên khi đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
(iii) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 27 Luật Công chứng 2024, công chứng viên đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng phát sinh trong thời gian là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng đó; hết thời hạn này, công chứng viên mới được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới, hợp danh vào Văn phòng công chứng khác hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Việc xét tuyển viên chức bao gồm mấy vòng? Khi xét tuyển có phải thi vấn đáp không?
- Mẫu báo cáo kết quả thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên từ 01/01/2025?
- Đề thi cuối kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo kèm đáp án năm học 2024 - 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 6 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024?