Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức lao động theo pháp luật hình sự?

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức lao động theo pháp luật hình sự? Cưỡng bức lao động là gì? Tội cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù?

Cưỡng bức lao động là gì? Tội cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

Căn cứ Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 99 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cưỡng bức lao động:

Điều 297. Tội cưỡng bức lao động
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
[...]

Theo quy định trên, người nào có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng bức lao động:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cưỡng bức lao động hoặc đã bị kết án về tội cưỡng bức lao động, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức lao động theo pháp luật hình sự?

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức lao động theo pháp luật hình sự? (Hình từ Internet)

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức lao động theo pháp luật hình sự?

Tội cưỡng bức lao động được quy định tại Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 99 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thuộc các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng.

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức lao động theo pháp luật hình sự như sau:

[1] Chủ thể

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, chủ thể của tội cưỡng bức lao động là người từ đủ 16 tuổi trở không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

[2] Khách thể

Mặt khách thể của tội cưỡng bức lao động là hành vi xâm phạm đến quyền tự do chọn lựa công việc và làm việc của một cá nhân.

[3] Khách quan

Mặt khách quan của tội cưỡng bức lao động thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động.

Hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ép buộc người khác phải lao động là dùng sức mạng vật chất, đe doạ dùng sức mạng vật chất buộc người khác phải lao động trái với sự tự nguyện của họ.

Thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động có thể là các thủ đoạn khiến người khác lo sợ việc không hay xảy ra cho mình hoặc người thân của mình nên buộc phải lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, như dùng thủ đoạn giữ giấy tờ tuỳ thân không trả hay đe doạ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền một việc gì đó mà người lao động muốn giấu kín để buộc họ phải lao động trái với ý muốn của họ…

Hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động cấu thành tội cưỡng bức lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Phạm tội làm chết người là trường hợp phạm tội mà hành vi phạm tội gây hậu quả chết người. Tuy nhiên, người phạm tội không cố ý gây ra hậu quả này.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên thì tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 31% trở lên;

+ Hành vi vi phạm chưa gây ra một trong các thiệt hại trên nhưng người thực hiện hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

Bị coi là đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cưỡng bức lao động, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà còn thực hiện hành vi cưỡng bức lao động.

Bị coi là đã bị kết án về tội cưỡng bức lao động, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm nếu người đó đã bị Toà án kết án về tội cưỡng bức lao động nhưng chưa được xoá án tích theo quy định của BLHS mà lại thực hiện hành vi cưỡng bức lao động.

[4] Chủ quan

Mặt chủ quan của tội cưỡng bức lao động là người phạm tội thực hiện hành vi do cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

Hành vi cưỡng bức lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi cưỡng bức lao động như sau:

[1] Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

[2] Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

[3] Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

[4] Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với trường hợp lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

[5] Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài quy định tại khoản 8 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

[6] Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều 44 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

[7] Vi phạm của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài quy định tại khoản 6 Điều 45 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, trừ điểm [4] [5] [7] được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Tội cưỡng bức lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội cưỡng bức lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức lao động theo pháp luật hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội cưỡng bức lao động
Phan Vũ Hiền Mai
90 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào