Trưởng giả học làm sang nghĩa là gì? Trưởng giả học làm sang là tác phẩm trong chương trình GDPT 2018 đúng không?

Trưởng giả học làm sang nghĩa là gì? Ông Jourdain mặc lễ phục (trích “Trưởng giả học làm sang) là tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đúng không?

Trưởng giả học làm sang nghĩa là gì? Ông Jourdain mặc lễ phục (trích “Trưởng giả học làm sang) là tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đúng không?

Dựa vào hài kịch “Trưởng giả học làm sang” của Moliere (Pháp), văn hóa phương Tây thường lấy khái niệm này để chế giễu những nhà tư bản, những kẻ giàu mới nổi nhưng do ít học nên rỗng tuếch lại hay khoe mẽ, tức cắt nghĩa căn bệnh này thường chỉ có ở nhà giàu, kẻ có tiền.

Trong văn hóa phương Đông, nhất là văn hóa Việt, cách hiểu phổ quát rộng rãi hơn là không chỉ kẻ có tiền mà kẻ nghèo cũng có, chỉ những kẻ đã khốn khó còn “thích thể hiện”.

Trưởng giả học làm sang” là một trong những vở kịch thành công nhất của Moliere, vẽ nên bức tranh xã hội hiện thực, với những nhân vật mang sâu sắc tính chất điển hình của thời đại, ẩn dưới hình thức hài hước nhẹ nhàng chứng tỏ ngòi bút của Molière vô cùng hoạt bát, vô cùng ý nhị.

Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 3871/QĐ-UBND năm 2022 Thành phố Hà Nội như sau:

STT

DANH MỤC

TÁC GIẢ/SỰ KIỆN LỊCH SỬ

CẤP HỌC

GHI CHÚ

...

...

...

...

...

B

Các tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018




...

...

...

...

...

32

Ông Jourdain mặc lễ phục (trích “Trưởng giả học làm sang)

Moliere

THCS


...

...

...

...

...

Theo đó, Ông Jourdain mặc lễ phục (trích “Trưởng giả học làm sang) là một trong các tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trưởng giả học làm sang nghĩa là gì? Trưởng giả học làm sang là tác phẩm trong chương trình GDPT 2018 đúng không?

Trưởng giả học làm sang nghĩa là gì? Trưởng giả học làm sang là tác phẩm trong chương trình GDPT 2018 đúng không? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?

Theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là:

- Phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo;

- Hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân;

- Chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giáo dục tiểu học:

+ Hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh;

+ Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

- Giáo dục trung học cơ sở:

+ Củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học;

+ Bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

- Giáo dục trung học phổ thông:

+ Trang bị kiến thức công dân;

+ Bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp;

+ Có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm các yêu cầu nào?

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;

- Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;

- Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;

- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;

- Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chương trình giáo dục phổ thông
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng giả học làm sang nghĩa là gì? Trưởng giả học làm sang là tác phẩm trong chương trình GDPT 2018 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông môn Toán áp dụng năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp pháp luật
Bỏ học chương trình phổ thông có được chuyển sang học bổ túc?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông có phải bằng cấp 3 hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình thẩm định chương trình giáo dục phổ thông diễn ra như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn chương trình tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông gồm các tiêu chí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chương trình giáo dục phổ thông
Tạ Thị Thanh Thảo
138 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào