Tư pháp người chưa thành niên là gì? Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên từ 01/01/2026?
Tư pháp người chưa thành niên là gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về khái niệm tư pháp người chưa thành niên như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
7. Tư pháp người chưa thành niên là các quy định về chính sách, biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên; thủ tục thân thiện trong xử lý chuyển hướng, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
[...]
Như vậy, tư pháp người chưa thành niên là các quy định về chính sách, biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên; thủ tục thân thiện trong xử lý chuyển hướng, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên từ 01/01/2026? (Hình từ Internet)
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên từ 01/01/2026?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về từ 01/01/2026, áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên cụ thể như sau:
- Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, lối sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới, có tác dụng phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
- Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
Trường hợp phải áp dụng hình phạt thì ưu tiên áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
- Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội nếu thuộc trường hợp sau đây thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý.
Người chưa thành niên đủ 16 tuổi tái phạm tội thì có được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định cụ thể các trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng như sau:
Điều 38. Trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
1. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này:
a) Phạm tội rất nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây: Tội giết người, Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
b) Phạm tội rất nghiêm trọng 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự;
c) Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này:
a) Phạm tội nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây: Tội hiếp dâm, Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Tội chiếm đoạt chất ma túy;
b) Tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
c) Phạm tội nghiêm trọng do cố ý 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội nghiêm trọng do cố ý theo quy định của Bộ luật Hình sự;
d) Phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Người chưa thành niên đã được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng mà phạm tội mới
Như vậy, đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.
Lưu ý: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.
Trừ trường hợp quy định tại Điều 139 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024, khoản 1, khoản 2 Điều 162 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2028.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người chưa thành niên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?