Chủ đề “Đại hội Trí tuệ - Đổi mới - Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết” được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
Chủ đề “Đại hội Trí tuệ - Đổi mới - Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết” được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
Chủ đề “Đại hội Trí tuệ - Đổi mới - Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết” được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (tháng 12/1986).
Đại hội VII là “Đại hội trí tuệ - đổi mới, dân chủ, kỷ cương - đoàn kết”
Đại hội VII có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ quyết định những nhiệm vụ chính trị nặng nề trước mắt, mà cả con đường, bước đi của cách mạng nước ta trong những thập niên tiếp theo. Đó là quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua Cương lĩnh, vạch ra những quan niệm và phương hướng cơ bản về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000.
Đại hội VII khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng; tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam.
Hội nghị tập trung thảo luận 3 vấn đề quan trọng:
- Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại
- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia
- Đổi mới và chỉnh đốn Đảng.
Hội nghị xác định mục tiêu đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phù hợp yêu cầu khách quan của cách mạng nước ta trong tình hình mới, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, bảo đảm thực hiện có kết quả các nhiệm vụ chính trị do Đại hội VII đề ra, trong đó trọng tâm là kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, giữ vững ổn định chính trị.
Từ sau Đại hội VII, đường lối đổi mới của Đảng được phát triển toàn diện, đồng bộ hơn và ngày càng khẳng định trong thực tế góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội; ổn định chính trị trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ đề “Đại hội Trí tuệ - Đổi mới - Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết” được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng? (Hình từ Internet)
Đại hội đại biểu toàn quốc họp bất thường khi nào?
Căn cứ Điều 15 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 15.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
2. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần; bầu Ban Chấp hành Trung ương. Số lượng Uỷ viên Trung ương chính thức và Uỷ viên Trung ương dự khuyết do Đại hội quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương xem xét việc chuyển Uỷ viên Trung ương dự khuyết có đủ điều kiện để thay thế Uỷ viên Trung ương chính thức khi khuyết.
3. Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.
Theo quy định trên, Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu.
Cơ quan nào có thẩm quyền chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường?
Căn cứ Điều 16 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 16.
1. Ban Chấp hành Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có).
2. Ban Chấp hành Trung ương căn cứ tình hình thực tế quyết định chỉ đạo thí điểm một số chủ trương mới.
3. Ban Chấp hành Trung ương họp thường lệ sáu tháng một lần; họp bất thường khi cần.
Theo quy định trên, Ban Chấp hành Trung ương có thẩm quyền chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hỏi đáp về Đảng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?