Nội dung bản “Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam” do đồng chí nào soạn thảo?
Nội dung bản “Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam” do đồng chí nào soạn thảo?
Tháng 8.1956 đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ bám trụ hoạt động tại miền Nam đã soạn thảo tài liệu Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Đề cương đã đặt ra những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết đối với phong trào cách mạng miền Nam.
Như vậy, nội dung bản “Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn soạn thảo. Đến cuối năm 1956, đồng chí Lê Duẩn hoàn thành bản Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam, sau đổi thành "Đề cương cách mạng miền Nam", dài 24 trang viết tay.
Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam gồm 5 phần:
[1] Ba nhiệm vụ chính của cả nước hiện nay.
[2] Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng miền Nam.
[3] Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam.
[4] Hình thức đấu tranh và khả năng phát triển của phong trào cách mạng miền Nam.
[5] Bài học lịch sử và những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam.
Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đối vơi sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước; góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận và cơ sở chính trị cho Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Theo tinh thần của Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam, các đảng bộ miền Nam có ý thức chuẩn bị cuộc nổi dậy, trong khi chờ đợi chủ trương chính thức của Trung ương. Vì lẽ đó, Đề cương Cách mạng miền Nam đã góp phần tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho cao trào đồng khởi năm 1960 ở miền Nam sau khi có Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1-1959).
Đề cương nêu rõ: Ngày 20-7-1956 đã không có tổng tuyển cử như Hiệp định Giơnevơ quy định. Nhân dân ta ở miền Nam đang rên xiết dưới ách áp bức, bóc lột, tù đày, chém giết man rợ, đất nước bị chia cắt và bị chiến tranh của Mỹ – Diệm hăm dọa. Tình hình đó buộc nhân dân phải vùng dậy đập tan chế độ Mỹ – Diệm để tự cứu mình. Đề cương nêu rõ 3 nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó. Ba nhiệm vụ đó là:
1. Củng cố thật vững chắc miền Bắc.
2. Đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam.
3. Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ trên thế giới.
Trên cơ sở phân tích sâu sắc 3 nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước, đồng chí Lê Duẩn đã đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam:“Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân”.
Nội dung bản “Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam” do đồng chí nào soạn thảo? (Hình từ Internet)
Đảng viên có được thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị không?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Theo quy định trên, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị?
Căn cứ Điều 16 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 16.
1. Ban Chấp hành Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có).
2. Ban Chấp hành Trung ương căn cứ tình hình thực tế quyết định chỉ đạo thí điểm một số chủ trương mới.
3. Ban Chấp hành Trung ương họp thường lệ sáu tháng một lần; họp bất thường khi cần.
Theo quy định trên, Ban Chấp hành Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- 08 Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam theo Nghị quyết 43 2024?
- Phân biệt các loại biển số xe áp dụng từ năm 2025 như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển thiết kế và cung cấp hàng hóa qua mạng mới nhất năm 2025?
- Mẫu thư mời tham dự tiệc Giáng sinh mới nhất năm 2024?