Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hòa để tiến” vào ngày tháng năm nào?

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hòa để tiến” vào ngày tháng năm nào? Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền triệu tập kỳ họp Quốc hội không?

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hòa để tiến” vào ngày tháng năm nào?

Ngày 5/3/1946, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp mở rộng ở làng Canh (Hà Đông), nhất trí tán thành chủ trương hòa để tiến, quyết định tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại bớt một kẻ thù nguy hiểm là chính quyền Tưởng Giới Thạch.

Ngày 9/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hòa để tiến. Chỉ thị khẳng định đây là thắng lợi bước đầu, là giải pháp mang tính tình thế của Đảng, cần tận dụng thời gian hòa hoãn để tiếp tục xây dựng thực lực để mau tiến tới giành độc lập hoàn toàn. Chỉ thị giải thích lý do ký Hiệp định, hòa với Pháp để “Tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động…”

Như vậy, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hòa để tiến” vào ngày 9/3/1946

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hòa để tiến” vào ngày tháng năm nào?

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hòa để tiến” vào ngày tháng năm nào? (Hình từ Internet)

Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền triệu tập kỳ họp Quốc hội không?

Căn cứ Điều 74 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 74.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;
[...]

Theo quy định trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội.

Ai có thẩm quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh?

Căn cứ Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
[...]

Theo quy định trên, Chủ tịch nước có thẩm quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.

Nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Đảng
Phan Vũ Hiền Mai
27 lượt xem
Hỏi đáp về Đảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 10 công tác nhân sự Ủy ban Kiểm tra tại đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo chính trị đại hội đảng bộ phường nhiệm kỳ 2025-2030 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo chính trị đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã nhất trí các nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hòa để tiến” vào ngày tháng năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo thực hiện chi bộ 4 tốt cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung bản “Đề cương Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam” do đồng chí nào soạn thảo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề “Đại hội Trí tuệ - Đổi mới - Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết” được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng thành lập ngày tháng năm nào? Ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết số 42-NQ/TW ban hành ngày 24/11/2023 có tên đầy đủ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hỏi đáp về Đảng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào