Có cần xác định có hay không có người xúi giục người chưa thành niên bị buộc tội trước khi tiến hành tố tụng?
- Có cần xác định có hay không có người xúi giục người chưa thành niên bị buộc tội trước khi tiến hành tố tụng?
- Người có ảnh hưởng đến tâm lý của người chưa thành niên thì có được làm người đại diện không?
- Đối với các tài liệu, chứng cứ về nhân thân của người chưa thành niên bị buộc tội thì được xử lý thế nào?
Có cần xác định có hay không có người xúi giục người chưa thành niên bị buộc tội trước khi tiến hành tố tụng?
Căn cứ Điều 128 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội như sau:
Điều 128. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội
1. Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
2. Điều kiện sinh sống và giáo dục.
3. Có hay không có người thành niên xúi giục.
4. Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.
Như vậy, việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục người chưa thành niên phạm tội là vấn đề cần phải thực hiện trước khi tiến hành tố tụng.
Có cần xác định có hay không có người xúi giục người chưa thành niên bị buộc tội trước khi tiến hành tố tụng? (Hình từ Internet)
Người có ảnh hưởng đến tâm lý của người chưa thành niên thì có được làm người đại diện không?
Căn cứ Điều 132 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định việc tham gia tố tụng của người đại diện như sau:
Điều 132. Việc tham gia tố tụng của người đại diện
1. Người đại diện của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Những trường hợp sau đây không được làm người đại diện của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội:
a) Việc tham gia tố tụng của người này gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người chưa thành niên, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án;
b) Hành vi của người này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
3. Người đại diện của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung, đối chất, khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể của người chưa thành niên, tham gia việc người chưa thành niên nhận dạng, nhận biết giọng nói và những hoạt động tố tụng khác theo quy định của Luật này và Bộ luật Tố tụng hình sự; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người chưa thành niên trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.
4. Người đại diện của người chưa thành niên là bị cáo khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.
5. Ngay sau khi thụ lý vụ việc, vụ án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo bằng văn bản cho người đại diện của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội để tham gia tố tụng; trường hợp cần thiết có thể báo tin trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử khác nhưng ngay sau đó phải gửi thông báo bằng văn bản.
6. Người đại diện phải có mặt đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo.
Theo đó, người nào gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người chưa thành niên khi tham gia tố tụng sẽ không được làm người đại diện của người chưa thành niên.
Đối với các tài liệu, chứng cứ về nhân thân của người chưa thành niên bị buộc tội thì được xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 134 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội như sau:
Điều 134. Giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
1. Các thông tin có liên quan đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên không được công khai, trừ trường hợp người đó bị truy nã theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các tài liệu, chứng cứ, thông tin có liên quan đến nhân thân, hành vi phạm tội của người chưa thành niên chỉ được sử dụng cho việc giải quyết vụ việc, vụ án, nghiêm cấm sử dụng vào mục đích khác.
3. Trong trường hợp đặc biệt cần bảo vệ người chưa thành niên, Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên công khai phần quyết định của bản án.
Theo đó, các thông tin liên quan đến hành vi phạm tội không được công khai. Đồng thời, các tài liệu, chứng cứ, thông tin có liên quan đến nhân thân, hành vi phạm tội của người chưa thành niên chỉ được sử dụng cho việc giải quyết vụ việc, vụ án, nghiêm cấm sử dụng vào mục đích khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người chưa thành niên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?