Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới từ ngày 01/01/2025?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới từ ngày 01/01/2025?
- Cơ sở đăng kiểm thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm định xe cơ giới thực hiện như thế nào từ 01/01/2025?
- Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới phải được thực hiện theo 05 công đoạn nào?
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới từ ngày 01/01/2025?
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới từ ngày 01/01/2025 được quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 47/2024/TT-BGTVT.
Dưới đây là Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới từ ngày 01/01/2025:
Tải Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới từ ngày 01/01/2025:
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới từ ngày 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Cơ sở đăng kiểm thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm định xe cơ giới thực hiện như thế nào từ 01/01/2025?
Theo Điều 10 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT quy định cơ sở đăng kiểm thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm định xe cơ giới thực hiện như thế nào từ 01/01/2025 như sau:
(1) Trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp: cơ sở đăng kiểm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ ngay trong ngày nhận được hồ sơ, cụ thể như sau:
- Kiểm định tại cơ sở đăng kiểm: trường hợp không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện hồ sơ; trường hợp xe bị từ chối kiểm định thì lập thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho chủ xe; trường hợp hồ sơ đầy đủ, xe không bị từ chối kiểm định thì lập phiếu kiểm soát kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 47/2024/TT-BGTVT; tiến hành kiểm tra, đánh giá xe;
- Kiểm định ngoài cơ sở đăng kiểm: trường hợp không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện hồ sơ; đối với xe bị từ chối kiểm định, xe không thuộc đối tượng kiểm định, địa điểm kiểm định ngoài cơ sở đăng kiểm không đáp ứng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT, lập thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 47/2024/TT-BGTVT gửi cho chủ xe; trường hợp hồ sơ đầy đủ, xe không bị từ chối kiểm định, xe thuộc đối tượng kiểm định ngoài cơ sở đăng kiểm, địa điểm kiểm định ngoài cơ sở đăng kiểm đáp ứng quy định, lập giấy hẹn lịch kiểm định theo mẫu số 03 quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư 47/2024/TT-BGTVT gửi cho chủ xe; lập phiếu kiểm soát kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 47/2024/TT-BGTVT; tiến hành kiểm tra, đánh giá xe theo lịch.
(2) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hệ thống trực tuyến: cơ sở đăng kiểm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và gửi thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ hoặc lịch hẹn đưa xe đến kiểm định cho chủ xe qua hệ thống bưu chính hoặc trên hệ thống trực tuyến.
(3) Trường hợp xe chưa có dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì cơ sở đăng kiểm lập bản xác nhận thông số kỹ thuật của xe theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 47/2024/TT-BGTVT để làm căn cứ lập hồ sơ phương tiện.
Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới phải được thực hiện theo 05 công đoạn nào?
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 11. Thực hiện kiểm tra, đánh giá xe cơ giới
1. Cơ sở đăng kiểm kiểm tra, đối chiếu xe thực tế với giấy tờ về đăng ký xe: trường hợp có sự sai khác, thông báo cho chủ xe nêu rõ lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không có sự sai khác, lập phiếu hồ sơ phương tiện theo mẫu số 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp kiểm định lần đầu và thực hiện việc kiểm tra, đánh giá xe.
2. Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới phải được thực hiện đầy đủ các hạng mục quy định tại Quy chuẩn về kiểm định xe cơ giới và thực hiện theo 05 công đoạn sau:
a) Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Việc kiểm tra, đánh giá hạng mục kiểm tra hiệu quả phanh, trượt ngang đối với trường hợp kiểm định ngoài cơ sở đăng kiểm được thực hiện trên đường, cơ sở đăng kiểm ghi nhận kết quả trong phiếu kiểm tra phanh, trượt ngang theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này và đính kèm cùng với phiếu kiểm định xe cơ giới khi kết thúc kiểm tra.
[...]
Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới phải được thực hiện theo 05 công đoạn như sau:
Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Việc kiểm tra, đánh giá hạng mục kiểm tra hiệu quả phanh, trượt ngang đối với trường hợp kiểm định ngoài cơ sở đăng kiểm được thực hiện trên đường, cơ sở đăng kiểm ghi nhận kết quả trong phiếu kiểm tra phanh, trượt ngang theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 47/2024/TT-BGTVT và đính kèm cùng với phiếu kiểm định xe cơ giới khi kết thúc kiểm tra.
Lưu ý: Thông tư 47/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?