VioEdu là gì? Cách đăng ký VioEdu trên điện thoại đơn giản, nhanh nhất 2025?
VioEdu là gì? Cách đăng ký VioEdu trên điện thoại đơn giản, nhanh nhất 2025?
VioEdu là hệ thống website chuyên về giáo dục, được tích hợp các chương trình giảng dạy, ôn luyện cho học sinh khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Đồng thời, VioEdu cũng là hệ thống đào tạo trực tuyến giúp học Toán, ôn thi Toán dành cho học sinh phổ thông và áp dụng các công nghệ mới nhất như: AI, phân tích dữ liệu lớn, mô hình hóa kiến thức theo đồ thị và phương pháp học tập tương thích.
Cách đăng ký VioEdu trên điện thoại đơn giản, nhanh nhất 2025 như sau:
Bước 1: Tải và mở ứng dụng VioEdu trên điện thoại.
Bước 2: Tại màn hình đăng nhập, chọn Đăng ký nếu chưa có tài khoản VioEdu. Sau đó, điền thông tin họ tên, đặt tên đăng nhập, mật khẩu và số điện thoại, email cá nhân.
Lưu ý: Nếu học sinh đã có tài khoản do trường cấp, thì nhấn vào ô Đăng nhập.
Bước 3: Chọn nơi học tập theo khối, tỉnh thành, quận huyện, chọn trường và nhấn Đăng ký. Tiếp theo, nhập mã OTP đã được gửi về số điện thoại khi nãy vừa nhập.
Bước 4: Tại menu danh sách chủ điểm, chọn Chương mà mình muốn học. Sau đó, chọn phần muốn học.
* Trên đây là Thông tin VioEdu là gì? Cách đăng ký VioEdu trên điện thoại đơn giản, nhanh nhất 2025?
VioEdu là gì? Cách đăng ký VioEdu trên điện thoại đơn giản, nhanh nhất 2025? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Điều 31. Chương trình giáo dục phổ thông
1. Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
b) Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
c) Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
d) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
đ) Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
- Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
- Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
- Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
Cơ sở giáo dục phổ thông phải công khai những thông tin về kế hoạch gì theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về nội dung công khai thông tin kế hoạch hoạt động giáo dục phổ thông năm 2024 như sau:
Điệu 9. Kế hoạch và kết quả hoạt động giáo dục phổ thông
1. Thông tin về kế hoạch hoạt động giáo dục của năm học:
a) Kế hoạch tuyển sinh của cơ sở giáo dục, trong đó thể hiện rõ đối tượng, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, các mốc thời gian thực hiện tuyển sinh và các thông tin liên quan;
b) Kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục;
c) Quy chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh;
d) Các chương trình, hoạt động hỗ trợ học tập, rèn luyện, sinh hoạt cho học sinh ở cơ sở giáo dục;
đ) Thực đơn hằng ngày của học sinh (nếu có).
[....]
Như vậy, nội dung công khai thông tin kế hoạch hoạt động giáo dục phổ thông năm 2024 bao gồm:
- Kế hoạch tuyển sinh của cơ sở giáo dục, trong đó thể hiện rõ đối tượng, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, các mốc thời gian thực hiện tuyển sinh và các thông tin liên quan;
- Kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục;
- Quy chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh;
- Các chương trình, hoạt động hỗ trợ học tập, rèn luyện, sinh hoạt cho học sinh ở cơ sở giáo dục;
- Thực đơn hằng ngày của học sinh (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?