Trường hợp nào tổ chức họp trực tuyến sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước?
- Trường hợp nào tổ chức họp trực tuyến sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước?
- Có phải vận hành thử hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước trước khi cuộc họp trực tuyến chính thức diễn ra không?
- Quản trị, vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Trường hợp nào tổ chức họp trực tuyến sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1969/QĐ-KTNN năm 2024 thì các trường hợp tổ chức họp trực tuyến sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
(1) Các cuộc họp trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước:
- Họp giao ban;
- Họp triển khai phục vụ các nhiệm vụ của ngành (xét duyệt kế hoạch kiểm toán; xét duyệt báo cáo kiểm toán,...);
- Các cuộc họp trực tuyến khác có Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước tham dự.
(2) Các cuộc họp trực tuyến với các cơ quan Đảng, Nhà nước thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng như họp triển khai Nghị quyết; họp với các đơn vị, tổ chức thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ...
(3) Các cuộc họp trực tuyến phục vụ việc học tập, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, giữa các đơn vị, tổ chức của Kiểm toán nhà nước với các đơn vị trong và ngoài ngành.
(4) Các cuộc họp tuyên truyền, mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng khác của Kiểm toán nhà nước.
Trường hợp nào tổ chức họp trực tuyến sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Có phải vận hành thử hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước trước khi cuộc họp trực tuyến chính thức diễn ra không?
Căn cứ vào Điều 6 Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1969/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Điều 6. Công tác chuẩn bị trước cuộc họp
1. Hệ thống hội nghị truyền hình phải được vận hành thử để kiểm tra các thiết bị, đường truyền, chất lượng âm thanh, hình ảnh của tất cả các điểm cầu trước 01 ngày (trường hợp điều kiện kỹ thuật không cho phép phải vận hành thử tối thiểu trước 1/2 ngày) và 01 giờ trước khi cuộc họp chính thức diễn ra.
2. Các công tác vận hành thử bao gồm: kiểm tra các điểm cầu (phòng họp, nguồn điện, hệ thống âm thanh, ánh sáng); thiết lập các thông số kỹ thuật cho cuộc họp hội nghị truyền hình trực tuyến; vận hành thử để kiểm tra đường truyền, âm thanh, hình ảnh của các điểm cầu.
3. Các điểm cầu tham gia họp trực tuyến có trách nhiệm cử nhân sự phối hợp với Cục Công nghệ thông tin tại điểm cầu chính thực hiện vận hành thử hệ thống trước khi cuộc họp chính diễn ra.
[...]
Theo đó, hệ thống hội nghị truyền hình của Kiểm toán nhà nước phải được vận hành thử trước 01 ngày (trường hợp điều kiện kỹ thuật không cho phép phải vận hành thử tối thiểu trước 1/2 ngày) và 01 giờ trước khi cuộc họp trực tuyến chính thức diễn ra.
Quản trị, vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Quản trị, vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1969/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
(1) Quản trị hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến
- Quản trị hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến là việc bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật trên môi trường mạng trong quá trình tổ chức hội nghị truyền hình.
- Người quản trị hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến là người được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật trên môi trường mạng trong quá trình tổ chức hội nghị truyền hình trực tuyến.
(2) Vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến
- Vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến là việc điều khiển thiết bị hội nghị truyền hình được lắp đặt tại mỗi điểm cầu; phối hợp với người vận hành hệ thống tại các điểm cầu khác; phối hợp với người quản trị và nhà cung cấp dịch vụ để bảo đảm hoạt động liên tục và ổn định trong quá trình tổ chức hội nghị truyền hình.
- Người vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến là người tại mỗi điểm cầu được giao nhiệm vụ vận hành hệ thống hội nghị truyền hình tại đơn vị mình.
(3) Tại điểm cầu chính
- Người được phân công thực hiện quản trị, vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính.
- Theo dõi, kiểm tra các thông số kỹ thuật để kịp thời phát hiện, xử lý và báo cáo các sự cố có thể xảy ra tại tất cả các điểm cầu tham gia cuộc họp cho đơn vị chủ trì cuộc họp.
- Khi mất kết nối, phải phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ đường truyền, đơn vị bảo hành hỗ trợ kỹ thuật thiết bị hội nghị truyền hình (nếu có) để kiểm tra, khắc phục và thông báo cho đơn vị chủ trì để điều chỉnh nội dung, thời gian họp cho phù hợp.
(4) Tại các điểm cầu
- Người được phân công thực hiện vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại điểm cầu đơn vị mình.
- Điều chỉnh hệ thống âm thanh, ánh sáng cho phù hợp với từng thời điểm diễn ra cuộc họp.
- Điều khiển hiển thị nội dung theo kịch bản nội dung cuộc họp.
- Thông báo và phối hợp với người phụ trách vận hành hệ thống ở điểm cầu chính xử lý khi có sự cố về đường truyền, tín hiệu âm thanh, hình ảnh để nhanh chóng khắc phục sự cố, hạn chế tối đa thời gian gián đoạn hội nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?