Cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo thiên tai có thể bị xử phạt đến 50 triệu đồng từ 01/02/2025?
Cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo thiên tai có thể bị xử phạt đến 50 triệu đồng từ 01/02/2025?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
[...]
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
b) Cố ý vi phạm quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
[...]
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, từ 01/02/2025, cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo thiên tai có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo thiên tai có thể bị xử phạt đến 50 triệu đồng từ 01/02/2025? (Hình từ Internet)
Bản tin dự báo, cảnh báo bão, sóng lớn, nước dâng do bão gồm những loại tin nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định bản tin dự báo, cảnh báo bão, sóng lớn, nước dâng do bão bão cụ thể gồm:
(1) Tin bão gần Biển Đông
Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.
(2) Tin bão trên Biển Đông
Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và chưa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
(3) Tin bão khẩn cấp
Tin bão khẩn cấp được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
(4) Tin bão trên đất liền
Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
- Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
- Tâm bão đã đi vào các nước lân cận, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
(5) Tin nhanh về bão
Tin nhanh về bão được ban hành khi phát tin bão khẩn cấp hoặc những trường hợp bão diễn biến phức tạp.
(6) Tin cuối cùng về bão
Tin cuối cùng về bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
- Bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp;
- Bão đã đổ bộ vào các nước lân cận hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
- Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.
(7) Tin sóng lớn, nước dâng do bão
Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do bão được ban hành ngay khi phát tin bão khẩn cấp.
Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai như sau:
- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khí tượng thủy văn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?