Việt Nam có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?

Việt Nam có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt? Ai có thẩm quyền thay đổi hiện vật trong di tích quốc gia đặc biệt?

Việt Nam có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?

Tính đến tháng 12/2024, Việt Nam có 142 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm:

- Đợt 1: Quyết định 1272/QĐ-TTg năm 2009 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 10 di tích sau:

1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội)

2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quần thể kiến trúc Cố đô Huế (Thành phố Huế, huyện Hương Trà, huyện Hương Thủy, huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).

4. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đô thị cổ Hội An (Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).

5. Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long (Thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).

6. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

7. Di tích lịch sử Đền Hùng (Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

8. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội).

9. Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên).

10. Di tích lịch sử Dinh Độc lập - Nơi ghi dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (quận I, Thành phố Hồ Chí Minh).

- Đợt 2: Quyết định 548/QĐ-TTg năm 2012 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 13 di tích sau:

1. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).

2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

5. Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

6. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

7. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

8. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

9. Di tích lịch sử Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).

10. Di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).

11. Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).

12. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).

13. Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

- Đợt 3: Quyết định 1419/QĐ-TTg năm 2012 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 11 di tích sau:

1. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần và Chùa Phổ Minh (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).

3. Di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).

4. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử (thành phố Uông Bí, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).

6. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

7. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

8. Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).

9. Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).

10. Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn).

11. Danh lam thắng cảnh Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Phước).

- Đợt 4: Quyết định 2383/QĐ-TTg năm 2013 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 14 di tích sau:

1. Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước).

2. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội).

3. Di tích lịch sử Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội).

4. Di tích lịch sử Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

5. Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).

6. Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).

7. Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

8. Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).

9. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).

10. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội).

12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

13. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

14. Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng).

- Đợt 5: Quyết định 2408/QĐ-TTg năm 2014 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 14 di tích sau:

1. Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

2. Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

3. Di tích lịch sử Khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

4. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

5. Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La).

6. Di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).

7. Di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

8. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

9. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).

10. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

11. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến (thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên).

12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội).

13. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội).

14. Di tích khảo cổ Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng).

- Đợt 6: Quyết định 2367/QĐ-TTg năm 2015 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 11 di tích sau:

1. Di tích khảo cổ Hang Con Moong và các di tích phụ cận (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa).

2. Di tích khảo cổ Mộ Cự thạch Hàng Gòn (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Dương Long (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

4. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc).

5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần Thương (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).

7. Di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

8. Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo và huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

Bổ sung thêm 23 điểm di tích vào Hồ sơ Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Di tích lịch sử Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước).

10. Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh).

11. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc).

- Đợt 7: Quyết định 2499/QĐ-TTg năm 2016 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 13 di tích sau:

1. Di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Tháp Hòa Lai (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận).

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Klong Garai (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

3. Di tích khảo cổ Phật viện Đồng Dương (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

4. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

5. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong và Chùa Keo ngoài (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).

6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

7. Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

8. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

9. Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn).

10. Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Chợ Đồn (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn).

11. Di tích lịch sử Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).

12. Di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).

13. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum).

- Đợt 8: Quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2017 Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 10 di tích sau:

Tải về

1. Di tích lịch sử Đền Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2. Di tích lịch sử Văn miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

3. Di tích lịch sử Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

4. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Đọi Sơn (Chùa Long Đọi Sơn), huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

7. Di tích lịch sử Thành Điện Hải, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Hoành Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

10. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Chèm, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

- Đợt 9: Quyết định 1820/QĐ-TTg năm 2018 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 11 di tích sau:

1. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Thái Lạc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

4. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

5. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

6. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

7. Di tích lịch sử Gò Đống Đa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

8. Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

9. Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước).

Bổ sung thêm 09 điểm di tích vào Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định 2383/QĐ-TTg năm 2013.

10. Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

11. Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

- Đợt 10: Quyết định 1954/QĐ-TTg năm 2019 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 07 di tích sau:

1. Di tích lịch sử Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

2. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

3. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Non Nước, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

4. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

5. Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

6. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Đại Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

7. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

- Đợt 11: Quyết định 2280/QĐ-TTg năm 2020 Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 7 di tích sau

Tải về

1. Di tích lịch sử Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên - Huế (thành phố Huế và huyện Phú Vang), tỉnh Thừa Thiên - Huế.

2. Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) II Hiệp Hòa, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3. Di tích lịch sử Căn cứ Cái Chanh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

4. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền An Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

5. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Hạ Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Xí, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

7. Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

- Đợt 12: Quyết định 93/QĐ-TTg năm 2022 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 05 di tích sau:

1. Di tích lịch sử Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo, thị xã An Khê, huyện Đak Pơ, huyện Kbang và huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

3. Di tích lịch sử Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

4. Di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049, huyện Sa Thầy và huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum bổ sung vào di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh xếp hạng tại Quyết định 2499/QĐ-TTg năm 2016.

5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long tứ trấn, gồm: đền Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm), đền Voi Phục, đền Quán Thánh (quận Ba Đình), đền Kim Liên (quận Đống Đa), thành phố Hà Nội.

- Đợt 13: Quyết định số 1649/QĐ-TTg năm 2022 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 05 di tích sau:

Tải về

1. Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

2. Di tích khảo cổ Văn hoá Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi).

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm đình Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc).

4. Di tích lịch sử Đền thờ Vua Mai Hắc Đế (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

5. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

- Đợt 14: Quyết định 1225/QĐ-TTg năm 2023 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 02 di tích sau:

Tải về

1. Di tích lịch sử Quần thể Thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).

2. Di tích kiến trúc - nghệ thuật đình Trà Cổ (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

- Đợt 15: Quyết định 694/QĐ-TTg năm 2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 03 di tích sau:

Tải về

1. Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình).

2. Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

3. Di tích lịch sử Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định (thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang).

- Đợt 16: Quyết định 1473/QĐ-TTg năm 2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 06 di tích sau:

Tải về

1. Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

3. Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Đa Hòa - Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

4. Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

5. Di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển (thành phố Hải Phòng, tỉnh Phú Yên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Cà Mau).

6. Di tích lịch sử Trận địa pháo 105mm của Đại đội 805 (thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), bổ sung vào Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ xếp hạng tại Quyết định 1272/QĐ-TTg năm 2009.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/13122024/di-tich-quoc-gia-dac-biet.jpg

Việt Nam có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền thay đổi hiện vật trong di tích quốc gia đặc biệt?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 31 Luật Di sản văn hóa 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) quy định như sau:

Điều 31. Đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích
[...]
2. Thẩm quyền đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích được quy định như sau:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt;
b) Cơ quan chuyên môn về văn hóa cấp tỉnh quyết định việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, di tích trong Danh mục kiểm kê di tích thuộc sở hữu toàn dân trên địa bàn;
c) Chủ sở hữu di tích được đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích cấp tỉnh, di tích trong Danh mục kiểm kê di tích thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
[...]

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới có thẩm quyền quyết định thay đổi hiện vật trong di tích quốc gia đặc biệt.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng, gia đình, dòng họ, pháp nhân, cá nhân có quyền gì đối với di sản văn hóa?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Di sản văn hóa 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng, gia đình, dòng họ, pháp nhân, cá nhân đối với di sản văn hóa bao gồm:

- Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa; được thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

- Tham quan, nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa.

- Khai thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Kinh doanh, mua bán, trao đổi, tặng cho, để thừa kế, thực hành, truyền dạy di sản văn hóa và các quyền khác theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Di sản văn hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Di sản văn hóa 2024? Luật Di sản văn hóa 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu bảo vật quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện đối với 07 loại hình di sản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là gì? Cộng đồng và cá nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách của UNESCO và danh mục của Quốc gia có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu loại di sản văn hóa? Nhà nước có những chính sách gì về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa vật thể là gì? Việt Nam có các di sản văn hóa vật thể nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể khác nhau như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản văn hóa nào của Việt Nam được UNESCO công nhận gần đây nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa
Nguyễn Thị Kim Linh
301 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào