Mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là bao nhiêu?
Mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 01 tháng đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc hủy bỏ kết quả, sản phẩm, số liệu, bản tin, ấn phẩm có được do thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc bổ sung hoặc lắp đặt trạm quan trắc, phương tiện đo khí tượng thuỷ văn;
c) Buộc tổ chức thực hiện quan trắc khí tượng thuỷ văn;
d) Buộc thông báo về việc thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;
đ) Buộc báo cáo hoặc cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thuỷ văn;
e) Buộc nộp lại giấy phép bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung.
[...]
Như vậy, mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 3, điểm b, điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Vi phạm quy định về giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện không đúng phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo theo nội dung giấy phép;
b) Cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo cho đối tượng không đúng theo nội dung giấy phép;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép;
d) Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn dưới 06 tháng;
đ) Không tuân thủ quy trình đã đăng ký trong hồ sơ xin cấp giấy phép.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tự ý cho mượn, cho thuê giấy phép.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép;
b) Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn từ 06 tháng trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
c) Buộc hủy bỏ kết quả, sản phẩm, số liệu, bản tin, ấn phẩm có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, hành vi hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
- Buộc hủy bỏ kết quả, sản phẩm, số liệu, bản tin, ấn phẩm có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý, đây mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2024/NĐ-CP.
Những ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 155/2024/NĐ-CP, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính bao gồm:
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
- Công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đang thi hành công vụ, nhiệm vụ của Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lưu ý: Nghị định 155/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?