1 tấn bằng bao nhiêu kg? 03 yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo?
1 tấn bằng bao nhiêu kg?
Căn cứ theo Phụ lục 3 Đơn vị đo theo Thông lệ Quốc tế ban hành kèm theo Nghị định 86/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Như vậy, tấn là đơn vị đo khối lượng lớn, thường được sử dụng để đo khối lượng của các vật thể nặng như xe tải, tàu biển, các máy móc,...
Theo quy ước, 1 tấn = 1000 kg.
1 tấn bằng bao nhiêu kg? 03 yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo? (Hình từ Internet)
03 yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Đo lường 2011, có 03 yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo bao gồm:
- Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm.
- Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo.
- Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nào?
Căn cứ theo khoản 4, khoản 5, điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thể hiện đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
a) Sản xuất phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng quy định;
b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được phê duyệt mẫu;
b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
c) Sản xuất phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo công bố của cơ sở sản xuất hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thể hiện đơn vị đo đúng quy định trước khi đưa vào lưu thông đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 trước khi đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây: buộc thu hồi phương tiện đo đã lưu thông; buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng phương tiện đo; buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, thủy sản nuôi và môi trường.
Như vậy, người có vi phạm trong sản xuất phương tiện đo bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các hành vi dưới đây:
- Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo công bố của cơ sở sản xuất hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Buộc thu hồi phương tiện đo đã lưu thông;
+ Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng phương tiện đo;
+ Buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, thủy sản nuôi và môi trường.
Lưu ý, mức phạt tiền quy định trên là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 2, khoản 2 Điều 5 Nghị định 126/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?