Mẫu báo cáo mất cháy hỏng biên lai mới nhất 2024 theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP?
Mẫu báo cáo mất cháy hỏng biên lai mới nhất 2024 theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP?
Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng biên lai mới nhất 2024 là Mẫu số BC21/BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Dưới đây là mẫu báo cáo mất cháy hỏng biên lai mới nhất 2024
Tải về báo cáo mất cháy hỏng biên lai mới nhất 2024
Mẫu báo cáo mất cháy hỏng biên lai mới nhất 2024 theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP? (Hinh từ Internet)
Xử lý biên lai đặt in, tự in trong trường hợp mất, cháy, hỏng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý biên lai đặt in, tự in trong trường hợp mất, cháy, hỏng như sau:
Điều 40. Xử lý biên lai đặt in, tự in trong trường hợp mất, cháy, hỏng
1. Tổ chức thu các khoản phí lệ phí nếu phát hiện mất, cháy, hỏng biên lai đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp với nội dung như sau: tên tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng biên lai; mã số thuế, địa chỉ; căn cứ biên bản mất, cháy, hỏng; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai; từ số; đến số; số lượng; liên biên lai chậm nhất không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng biên lai. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Báo cáo về việc mất, cháy, hỏng biên lai thực hiện theo Mẫu số BC21/BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người nộp thuế, người nộp phí, lệ phí làm mất, cháy, hỏng chứng từ, biên lai thì được sử dụng bản chụp liên lưu tại tổ chức thu thuế, phí, lệ phí, trên đó có xác nhận, đóng dấu (nếu có) của tổ chức thu phí, lệ phí kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng biên lai để làm chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính. Tổ chức thu phí, lệ phí và người nộp chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng biên lai.
Theo đó, xử lý biên lai đặt in, tự in trong trường hợp mất, cháy, hỏng như sau:
[1] Tổ chức thu các khoản phí lệ phí nếu phát hiện mất cháy hỏng biên lai đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp với nội dung như sau:
- Tên tổ chức, cá nhân làm mất cháy hỏng biên lai;
- Mã số thuế, địa chỉ;
- Căn cứ biên bản mất, cháy, hỏng;
- Tên loại biên lai;
- Ký hiệu mẫu biên lai;
- Ký hiệu biên lai; từ số; đến số; số lượng; liên biên lai chậm nhất không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra việc mất cháy hỏng biên lai
Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
[2] Trường hợp người nộp thuế, người nộp phí, lệ phí làm mất, cháy, hỏng chứng từ, biên lai thì được sử dụng bản chụp liên lưu tại tổ chức thu thuế, phí, lệ phí, trên đó có xác nhận, đóng dấu (nếu có) của tổ chức thu phí, lệ phí kèm theo biên bản về việc mất cháy hỏng biên lai để làm chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính.
Tổ chức thu phí, lệ phí và người nộp chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất cháy, hỏng biên lai.
Trong trường hợp nào phải tiêu hủy biên lai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về tiêu hủy biên lai như sau:
Điều 39. Tiêu hủy biên lai
1. Các trường hợp tiêu hủy biên lai
- Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.
- Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, biên lai sẽ bị tiêu hủy trong trường hợp sau:
- Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.
- Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?