Mẫu ký hiệu biên lai điện tử theo Thông tư 78? Ký hiệu mẫu biên lai có mấy ký tự?

Mẫu ký hiệu biên lai điện tử theo Thông tư 78 như thế nào? Ký hiệu mẫu biên lai có mấy ký tự?

Mẫu ký hiệu biên lai điện tử theo Thông tư 78?

Căn cứ vào Phụ lục 1.B ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định mẫu ký hiệu biên lai điện tử áp dụng cho cơ quan thuế khi đặt in biên lai như sau:

[1] Ký hiệu mẫu biên lai có 10 ký tự, gồm:

- 02 ký tự đầu thể hiện loại biên lai (01 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí không có mệnh giá; 02 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí có mệnh giá.)

- 03 ký tự tiếp theo thể hiện tên biên lai (“BLP”).

- 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên biên lai. Ví dụ: biên lai có 03 liên ký hiệu là “3”.

- 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa nhóm ký tự đầu với nhóm 03 ký tự cuối của ký hiệu mẫu biên lai.

- 03 ký tự cuối là số thứ tự của mẫu trong một loại biên lai.

Ví dụ: Ký hiệu 01BLP2-001 được hiểu là: biên lai thu phí, lệ phí (loại không in sẵn mệnh giá), 02 liên, mẫu thứ 1.

[2] Ký hiệu biên lai gồm 08 ký tự:

- 02 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn tại Phụ lục I.A và chỉ áp dụng đối với biên lai do Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt in để bán cho các cơ quan thu phí, lệ phí.

- 02 ký tự tiếp theo là nhóm hai trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y dùng để phân biệt các ký hiệu biên lai. Đối với biên lai do cơ quan thu phí, lệ phí đặt in, tự in thì 02 ký tự này là 02 ký tự đầu của ký hiệu biên lai.

- 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa các ký tự đầu với ba ký tự cuối của biên lai.

- 02 ký tự tiếp theo thể hiện năm in biên lai. Ví dụ: biên lai in năm 2022 thì ghi là 22.

- 01 ký tự cuối cùng thể hiện hình thức biên lai. Cụ thể: biên lai thu phí, lệ phí tự in ký hiệu là T; biên lai đặt in ký hiệu là P.

Ví dụ: Ký hiệu 01AA-22P được hiểu là biên lai thu phí, lệ phí do Cục Thuế TP Hà Nội đặt in năm 2022.

Mẫu ký hiệu biên lai điện tử theo Thông tư 78? Ký hiệu mẫu biên lai có mấy ký tự?

Mẫu ký hiệu biên lai điện tử theo Thông tư 78? Ký hiệu mẫu biên lai có mấy ký tự? (Hình từ Internet)

Mẫu biên lai CTT50 do ai phát hành, dùng để làm gì?

Theo quy định Điều 9 Thông tư 78/2021/TT-BTC về sử dụng biên lai, chứng từ như sau:

Điều 9. Sử dụng biên lai, chứng từ
1. Cục Thuế in, khởi tạo và phát hành biên lai thuế Mẫu CTT50 Phụ lục I.C ban hành kèm theo Thông tư này theo hình thức đặt in, tự in, điện tử để sử dụng thu thuế, phí, lệ phí đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai và thu nợ đối với hộ khoán, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
2. Tiêu chí xác định địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai thuế: Căn cứ tình hình thực tế quản lý tại địa bàn Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực có trách nhiệm xác định và cập nhật Danh sách địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai thuế trình Cục Thuế phê duyệt. Những địa bàn được sử dụng biên lai thuế là địa bàn đáp ứng đồng thời 03 điều kiện: không có điểm thu, chưa thực hiện ủy nhiệm thu thuế và thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn.
[...]

Như vậy, mẫu biên lai CTT50 do Cục Thuế in, khởi tạo và phát hành được dùng để thu thuế, phí, lệ phí đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai và thu nợ đối với hộ khoán, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.

Định dạng biên lai điện tử được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các loại biên lai gồm: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện theo định dạng sau:

- Định dạng biên lai điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).

- Định dạng biên lai điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số.

- Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Biên lai điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biên lai điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu ký hiệu biên lai điện tử theo Thông tư 78? Ký hiệu mẫu biên lai có mấy ký tự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành biên lai mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên lai thu thuế, phí, lệ phí điện tử mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký sử dụng biên lai điện tử chuẩn pháp lý năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Định dạng biên lai điện tử theo quy định mới như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biên lai điện tử
Dương Thanh Trúc
493 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào