Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh?

Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh? Đối tượng nào được dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh?

Sáng ngày 09/12/2024, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 gồm 6 môn: Văn, Toán, Vjaay lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng anh.

Theo đó, đề thi Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học gồm 40 câu, chia thành ba phần, thay vì 50 câu với hai phần như trước đây.

Với môn Ngữ văn, đề gồm 22 câu ở ba phần: đọc hiểu (trắc nghiệm); viết đoạn văn ngắn; bài luận. Trong đó, phần viết đoạn văn ngắn là điểm mới so với đề các năm trước.

Dưới đây là đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh:

[1] Môn Toán

Tải về

[2] Môn Văn

Tải về

[3] Môn Anh

File nghe tại link sau:

https://dgnl.hcmue.edu.vn/index.php?option=com_sppagebuilder&view=page&id=376&lang=vi

[4] Môn Vật lý

Tải về

[5] Môn Hóa học

Tải về

[6] Môn Sinh học

Tải về

Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh?

Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Căn cứ theo Mục 2 Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định mục đích tổ chức thi:

1. Mục đích tổ chức thi:
Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
2. Đối tượng dự thi:
Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, thí sinh được dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

- Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT.

- Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Nguyên tắc công bằng đối với thí sinh trong tuyển sinh được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc công bằng đối với thí sinh trong tuyển sinh như sau:

- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;

- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;

- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;

- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;

- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi đánh giá năng lực
Phan Vũ Hiền Mai
256 lượt xem
Thi đánh giá năng lực
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi đánh giá năng lực
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thi đánh giá năng lực đợt 1 2025 của ĐHQG Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
thinangluc vnuhcm edu vn đăng nhập? Các địa điểm thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM đợt 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Thinangluc VNUHCM edu vn đăng ký? Link Đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM ĐHQG HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM ĐHQG - HCM chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mốc thời gian thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Thi đánh giá năng lực ĐHQG TP Hồ Chí Minh 2025 bao nhiêu phút?
Hỏi đáp Pháp luật
Thi đánh giá năng lực đợt 1 2025 ĐHQG TP HCM ngày nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi đánh giá năng lực có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào