Ngày 10 tháng 1 là ngày gì? Ngày 10 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 10 tháng 1 là ngày gì? Ngày 10 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 365/QĐ-BNV năm 2014 quy định tôn chỉ, mục đích:
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù của những nạn nhân chất độc da cam và các cá nhân tự nguyện hoạt động đóng góp công sức, trí tuệ, tiền, vật chất để giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam, khắc phục hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
2. Hội được thành lập để huy động mọi tiềm năng của xã hội, của các nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để những nạn nhân chất độc da cam và gia đình hòa nhập cộng đồng xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Hội thành lập nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, giáo dục, động viên nạn nhân chất độc da cam khắc phục khó khăn vươn lên, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống và thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của người công dân.
4. Ngày 10/01/2004 là Ngày Truyền thống của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Theo đó, ngày 10 tháng 1 hằng năm là ngày Truyền thống của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Theo lịch Vạn niên, ngày 10 tháng 1 năm 2025 nhằm ngày 11/12/2024 âm lịch.
Ngày 10 tháng 1 là ngày gì? Ngày 10 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Các bệnh nào được hưởng chất độc màu da cam năm 2025?
Căn cứ khoản 3 Điều 53 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Điều 53. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
[...]
3. Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh được quy định tại Phụ lục V Nghị định này và có phạm vi áp dụng như sau:
a) Các bệnh quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
b) Các dị dạng, dị tật bẩm sinh quy định tại khoản 16 Phụ lục V Nghị định này và tật gai sống chẻ đôi quy định tại khoản 17 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Căn cứ Phụ lục 5 Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định những bệnh được hưởng chế độ chất độc màu da cam năm 2025 như sau:
[1] Áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học:
- Ung thư phần mềm; phế quản - phổi, khí quản, thanh quản; tiền liệt tuyến; gan nguyên phát;
- U lympho không Hodgkin và U lympho Hodgkin
- Bệnh đau tủy xương ác tính
- Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính
- Bệnh trứng cá do clo
- Bệnh đái tháo đường type 2
- Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm
- Bất thường sinh sản: Vô sinh.
- Tật gai sống chẻ đôi/Tật nứt đốt sống
- Hội chứng quên thực tổn không do rượu và các chất tác động tâm thần
- Rối loạn căng trương lực thực tổn; hoang tưởng thực tổn (Giống tâm thần phân liệt)
- Các rối loạn khí sắc (cảm xúc) thực tổn; lo âu thực tổn và rối loạn cảm xúc không ổn định (suy nhược) thực tổn; nhân cách thực tổn
- Các rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn khác do bệnh não, tổn thương não hoặc rối loạn chức năng não
[2] Áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
- Thai vô sọ, thoát vị não tủy, thoát vị não - màng não, dị tật bẩm sinh não, không đặc hiệu
- Tật đầu nhỏ và tật não úng thủy bẩm sinh; thiếu/không phát triển một phần não
- Hội chứng Arnold-Chiar
- Không có mí mắt, nhãn cầu; tật nhãn cầu bé; tật khuyết mí mắt; tật không có mống mắt
- Dị tật thiếu tai ngoài bẩm sinh - Tật không tai; thiếu, teo hoặc chít hẹp bẩm sinh ống tai ngoài; thừa tai, thừa ở vành tai, thịt thừa trước tai, thừa: tai; dái tai; dị tật tai bé; gờ bình tai phụ
- Các dị dạng, dị tật bẩm sinh ở hàm miệng: Tật sứt môi kèm hoặc không kèm nứt khẩu cái (Sứt môi hở hàm)
- Tật đa ngón, dính ngón
- Các khuyết tật hoặc thiếu hụt của chi trên; bàn tay vẹo bẩm sinh; bàn tay vẹo xương quay
- Các khuyết tật hoặc thiếu hụt của chi dưới; bàn chân vẹo
- Tật không có chi, Chi giống hải cẩu
- Loạn sản sụn từng đám nhỏ
- Lồi xương bẩm sinh nhiều nơi
- Hội chứng Down (Tam bội thể 21)
- Hội chứng Edwards và hội chứng Patau (Tam bội thể 18)
- Tật song thai dính nhau: Sinh đôi dính nhau (conjoined twins).
- Tật gai sống chẻ đôi
Những đối tượng nào được công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất đôc màu da cam?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định những đối tương được công nhận người hoạt động kháng chiến bị hóa học như sau:
Điều 53. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác định như sau:
a) Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội.
b) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc công an.
c) Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
d) Thanh niên xung phong tập trung.
đ) Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
2. Địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh bao gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy.
3. Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh được quy định tại Phụ lục V Nghị định này và có phạm vi áp dụng như sau:
a) Các bệnh quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
b) Các dị dạng, dị tật bẩm sinh quy định tại khoản 16 Phụ lục V Nghị định này và tật gai sống chẻ đôi quy định tại khoản 17 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Như vậy, những đối tương được công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam như sau:
- Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01/8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học
+ Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội.
+ Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc công an.
+ Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
+ Thanh niên xung phong tập trung.
+ Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
- Địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ ngày 30/4/1975 trở về trước bao gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?