Có được áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng không?
Có được áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 16. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
2. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Theo đó, biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính sẽ được áp dụng trong trường hợp để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Có được áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng không? (Hình từ Internet)
Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với trường hợp đưa vào trường giáo dưỡng là ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 22. Nơi tạm giữ
1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Điều 22 Nghị định này chịu trách nhiệm về việc tổ chức, bố trí nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và chỉ đạo thiết kế, xây dựng nơi tạm giữ hành chính bảo đảm và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Cùng với đó, viện dẫn đến khoản 5 và khoản 6 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm c khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:
Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
[...]
5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với trường hợp tạm giữ người quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì nơi tạm giữ là khu lưu giữ tạm thời tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc nhà tạm giữ, buồng tạm giữ hành chính.
Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
6. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
Theo đó, nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính.
Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Ngoài ra, pháp luật nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
Việc tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính cần thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định về việc tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Theo đó, khi tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thì người được giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý người bị tạm giữ phải:
- Kiểm tra, đối chiếu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính với người bị tạm giữ hành chính.
- Kiểm tra, ghi nhận tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
- Kiểm tra tư trang, đồ vật của người bị tạm giữ được phép mang theo; phổ biến quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ; nội quy nơi tạm giữ và những quy định khác có liên quan.
- Vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?