Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm phòng ngừa thiên tai công trình cầu nhỏ và cống như nào?

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai? Nhà thầu thi công công trình đường bộ, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai như nào?

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai?

Giải thích từ ngữ được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sạt lở đường bộ là hiện tượng nền đường bộ, ta luy âm, ta luy dương của đường bộ bị biến dạng, hư hỏng do thiên tai gây ra;
2. Công trình phòng, chống thiên tai đường bộ là những công trình được xây dựng kiên cố hoặc tạm thời để hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của thiên tai đối với công trình đường bộ;
3. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ là doanh nghiệp dự án đối tác công tư (PPP) và doanh nghiệp được Nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ;
4. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.

Theo đó, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm phòng ngừa thiên tai công trình cầu nhỏ và cống như nào?

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm phòng ngừa thiên tai công trình cầu nhỏ và cống như nào? (Hình từ Internet)

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm phòng ngừa thiên tai công trình cầu nhỏ và cống như nào?

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm phòng ngừa thiên tai công trình cầu nhỏ và cống theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

Điều 8 hòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đã đưa vào khai thác, sử dụng
Khu Quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ theo phạm vi quản lý, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai sau:
1. Đối với công trình cầu nhỏ và cống:
a) Đối với cầu nhỏ: phải khai thông dòng chảy kể cả thượng lưu và hạ lưu để bảo đảm thoát nước tốt. Các bộ phận dễ xói lở như tứ nón, đường đầu cầu, chân mố trụ, sân tiêu năng cần được sửa chữa và gia cố trước mùa mưa, bão;
b) Đối với cống: phải khơi thông hố tụ, lòng cống, kể cả trước và trong mùa mưa bão, gia cố tường đầu, sân tiêu năng; cống nằm ở vị trí có đá, cây trôi thì phải có biện pháp gia cường chống đất đá, cây trôi lấp cống.
2. Đối với công trình cầu trung và cầu lớn:
a) Phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo quy định cũng như tiến hành sửa chữa, gia cố hàng năm, đặc biệt là các bộ phận dễ hư hỏng do mưa, lũ;
b) Đối với cầu ở vùng có đá, cây trôi: phải thường xuyên kiểm tra gỡ bỏ cây và rác, không để bám vào thân trụ, đáy dầm;
c) Đối với dòng sông, suối có thay đổi dòng chảy: cần có biện pháp chỉnh nắn dòng và gia cố hai bờ, mố cầu hợp lý;
d) Đối với cầu lớn: phải thường xuyên theo dõi tốc độ gió trên cầu; trường hợp tốc độ gió trên cầu lớn hơn cấp gió theo quy định của thiết kế, phải kịp thời đóng cầu (tạm dừng lưu thông) và thông báo phân luồng giao thông để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện.
[....]

Theo đó, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm phòng ngừa thiên tai công trình cầu nhỏ và cống như sau:

- Đối với cầu nhỏ: phải khai thông dòng chảy kể cả thượng lưu và hạ lưu để bảo đảm thoát nước tốt. Các bộ phận dễ xói lở như tứ nón, đường đầu cầu, chân mố trụ, sân tiêu năng cần được sửa chữa và gia cố trước mùa mưa, bão;

- Đối với cống: phải khơi thông hố tụ, lòng cống, kể cả trước và trong mùa mưa bão, gia cố tường đầu, sân tiêu năng; cống nằm ở vị trí có đá, cây trôi thì phải có biện pháp gia cường chống đất đá, cây trôi lấp cống.

Thẩm quyền quyết định công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai?

Thẩm quyền quyết định công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

Điều 10. Công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai
1. Thẩm quyền quyết định:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với quốc lộ quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đường bộ. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Đường bộ; Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.
[...]

Theo đó, thẩm quyền quyết định công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai được quy định như sau:

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với quốc lộ quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đường bộ 2024. Ban chỉ huy phòng thủ dân sự hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Đường bộ 2024; Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.

Công trình đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm phòng ngừa thiên tai công trình cầu nhỏ và cống như nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu thi công công trình đường bộ, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai như nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình đường bộ
84 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào