Tiền thưởng đối với Danh hiệu Cờ thi đua Kiểm toán nhà nước dành cho tập thể là bao nhiêu theo Quyết định 1917?
Danh hiệu Cờ thi đua Kiểm toán nhà nước là gì?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024 về Danh hiệu thi đua cấp Kiểm toán nhà nước đối với tập thể:
Điều 12. Danh hiệu thi đua cấp KTNN đối với tập thể
1. “Tập thể lao động tiên tiến”;
2. “Tập thể lao động xuất sắc”;
3. “Cờ thi đua của KTNN”.
Theo đó, Danh hiệu Cờ thi đua Kiểm toán nhà nước là Danh hiệu thi đua cấp Kiểm toán nhà nước đối với tập thể.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 18 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024 thì:
(1) Danh hiệu Cờ thi đua Kiểm toán nhà nước để tặng cho tập thể cấp vụ đạt các tiêu chuẩn sau:
(i) Là tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của Khối thi đua do Kiểm toán nhà nước tổ chức; hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; được bình xét trong số những tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;
(ii) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.
(2) Danh hiệu cờ thi đua Kiểm toán nhà nước để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Kiểm toán nhà nước phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.
Tiền thưởng đối với Danh hiệu Cờ thi đua Kiểm toán nhà nước dành cho tập thể là bao nhiêu theo Quyết định 1917? (Hình từ Internet)
Tiền thưởng đối với Danh hiệu Cờ thi đua Kiểm toán nhà nước dành cho tập thể là bao nhiêu theo Quyết định 1917?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024 về mức tiền thưởng:
Điều 43. Mức tiền thưởng
1. Mức tiền thưởng:
- Cá nhân được khen thưởng:
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành” được tặng Bằng chứng nhận, khung, và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở;
+ Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước được tặng Bằng, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
+ Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KTNN” được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,6 lần mức lương cơ sở;
+ Giấy khen được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;
- Tập thể được khen thưởng:
+ Danh hiệu “Cờ thi đua KTNN” được tặng Cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở;
+ Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước được tặng Bằng, khung và được thưởng 3 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;
+ Giấy khen được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,6 lần mức lương cơ sở.
Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, khen thưởng.
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức tiền thưởng đối với Danh hiệu Cờ thi đua Kiểm toán nhà nước dành cho tập thể là:
2.340.000 đồng x 8 = 18.720.000 đồng
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước?
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định tại Điều 5 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể:
(1) Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực hiện đúng nguyên tắc quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng 2022, Nghị định 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc sau:
(i) Khi bình xét khen thưởng hàng năm phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể (theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với cá nhân, tập thể trong hệ thống chính trị và quy định hiện hành của KTNN).
(ii) Thời điểm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thường xuyên được tiến hành vào dịp tổng kết năm công tác; khen thưởng chuyên đề vào dịp sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; khen thưởng đột xuất được tiến hành ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích.
(iii) Việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...);
- Đối với cá nhân chuyển công tác hoặc được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức) hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mới (đối với cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.
- Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 06 tháng.
(iv) Việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với các phong trào thi đua được quy định cụ thể theo từng phong trào thi đua do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
(v) Khi tính tỷ lệ khen thưởng: Trường hợp số lượng cá nhân hoặc tập thể tính theo tỷ lệ khen thưởng quy định tại Quy chế này có kết quả là số thập phân thì làm tròn số theo nguyên tắc sau: Dưới 0,5 tính là 0; từ 0,5 trở lên tính là 1.
(vi) Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?