Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
- Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường được triệu tập khi nào?
- Đại hội đại biểu toàn quốc có được quyết định số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương không?
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức từ ngày 15 đến 18/12/1986 tại Thủ đô Hà Nội có 1.129 đại biểu tham dự Đại hội.
Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước.
Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Ðảng trong lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Ðại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ trước, đồng thời chỉ rõ: Tình hình kinh tế-xã hội đang có những khó khăn gay gắt:
- Sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp
- Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt
- Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren
- Những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn
- Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố
- Đời sống nhân dân, nhất là công nhân, viên chức còn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình của đất nước, Ðại hội nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm, khuyết điểm. Ðổi mới tư duy, nhận thức rõ hơn về những quy luật khách quan của thời kỳ quá độ, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và những năm đầu khi nước nhà thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Ðại hội đề ra đường lối đổi mới.
Như vậy, Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã đề ra Đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta? (Hình từ Internet)
Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường được triệu tập khi nào?
Căn cứ Điều 15 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 15.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
2. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần; bầu Ban Chấp hành Trung ương. Số lượng Uỷ viên Trung ương chính thức và Uỷ viên Trung ương dự khuyết do Đại hội quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương xem xét việc chuyển Uỷ viên Trung ương dự khuyết có đủ điều kiện để thay thế Uỷ viên Trung ương chính thức khi khuyết.
3. Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.
Như vậy, đại hội đại biểu toàn quốc bất thường được triệu tập khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu
Đại hội đại biểu toàn quốc có được quyết định số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương không?
Căn cứ Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 12.
1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.
2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.
3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử:
- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.
- Bầu cử bằng phiếu kín.
- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
[...]
Theo quy định trên, đại hội đại biểu toàn quốc quyết định số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?