Trong đêm Nhật đảo chính lật đổ Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) đã có quyết định gì? Vào thời gian nào?
Trong đêm Nhật đảo chính lật đổ Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) đã có quyết định gì? Vào thời gian nào?
Ngày 09/03/1945, Phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
Nhận thấy trước mâu thuẫn Nhật-Pháp tất yếu sẽ dẫn đến hành động quyết liệt hất cẳng nhau và căn cứ vào thái độ chuẩn bị đảo chính của phát xít Nhật, tối ngày 9-3-1945, Ban Thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng được triệu tập khẩn cấp họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dưới sự chủ tọa của Tổng bí thư Trường Chinh.
Hội nghị xác định: “Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính - kẻ thù cụ thể, trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương”, khẩu hiệu hành động lúc này là “Đánh đuổi phát xít Nhật” và đề ra mục tiêu “Thành lập chính quyền cách mạng nhân dân”.
Hội nghị cũng đề ra nhiều vấn đề cụ thể, các hình thức đấu tranh nhằm phát động một cao trao kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa và khẳng định tinh thần dựa vào sức mình là chính. Toàn bộ những nội dung cơ bản của Hội nghị đã được phản ánh trong văn kiện lịch sử Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đề ngày 12-3-1945.
Như vậy, trong đêm Nhật đảo chính lật đổ Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) đã ban hành Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12/3/1945
Trong đêm Nhật đảo chính lật đổ Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) đã có quyết định gì? Vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 74 Hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
- Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội
- Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
- Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập
- Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước
- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân
- Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất
- Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
- Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội
- Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội
Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do ai quyết định?
Căn cứ Điều 73 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 73.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.
3. Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội của mỗi khóa Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Theo quy định trên, số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
- Từ 1/1/2025, không bắt buộc chứng từ kế toán phải có tên, địa chỉ của bên nhận?
- 02 trường hợp tạm đình chỉ hành nghề công chứng được chấm dứt trước thời hạn từ 01/07/2025?