Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
Ngày 6-4-1975, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, Bộ tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn Gia Định được thành lập gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Tư lệnh; Phạm Hùng, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy; Trần Văn Trà, Phó tư lệnh Thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng; Lê Đức Anh, Phó tư lệnh (ngày 22-4 bổ sung đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hòa, Phó chính ủy).
Thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn Gia Định, ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ tư lệnh Chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tin chiến dịch được mang tên Bác Hồ đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới. Được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh là niềm tự hào, vinh dự to lớn của mỗi người Việt Nam, thế hệ làm nên chiến thắng mùa Xuân 1975 lịch sử.
Như vậy, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày 14/4/1975.
Xem thêm
Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên?
Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Bộ Chính trị do cơ quan nào bầu ra?
Tại Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc
Như vậy, theo quy định, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu Bộ Chính trị.
Hướng dẫn quy trình bầu Bộ Chính trị mới nhất hiện nay theo Quyết định 190-QĐ/TW?
Ngày 10/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 190-QĐ/TW về Quy chế bầu cử trong Đảng, trong đó có nội dung quy định về quy trình bầu Bộ Chính trị mới nhất sẽ áp dụng từ ngày 10/10/2024.
Căn cứ Điều 23 Quy chế bầu cử ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định về quy trình bầu Bộ Chính trị mới nhất hiện nay như sau:
Bước 1: Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tổng Bí thư khoá trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.
Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khoá trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
Bước 2: Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị cần bầu.
Bước 3: Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bước 4: Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá trước đề cử vào Bộ Chính trị,
Bước 5: Tiến hành ứng cử, đề cử.
Bước 6: Họp tổ để thảo luận.
Bước 7: Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
Bước 8: Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.
Bước 9: Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi cuối học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức kèm đáp án cập nhật năm 2024?
- Thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở nhiệm kỳ sau cần đảm bảo bao nhiêu % thành viên mới từ 01/2/2025?
- Mẫu thời khóa biểu dành cho học sinh sinh viên? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lễ hội đền Thượng năm 2025 tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
- Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất?