Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào?

Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào? Có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào? 10 biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính?

Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân:

Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
[...]

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân:

Điều 18. Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
[...]
2. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
[...]
c) Hình thức xử lý phù hợp với từng loại tài sản:
- Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành đối với tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Việc giao hoặc Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật và chỉ áp dụng đối với: Nhà, đất; xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy, máy móc, thiết bị và các tài sản khác có tỷ lệ chất lượng còn lại từ 50% trở lên;
- Giao cho doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
[...]

Theo quy định trên, tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu được xác định là tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân và được xử lý như sau:

[1] Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành đối với tài sản sau:

- Bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hoá

- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh

- Tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý

- Lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại

- Tài sản khác có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật

[2] Giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.

Việc giao hoặc Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật và chỉ áp dụng đối với:

- Nhà, đất

- Xe ô tô

- Xe mô tô, xe gắn máy, máy móc, thiết bị

- Các tài sản khác có tỷ lệ chất lượng còn lại từ 50% trở lên

[3] Giao cho doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

[4] Bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

Riêng đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng; tài sản là hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng lớn được chuyên chở trên các phương tiện giao thông đường thủy, đường biển mà việc bốc dỡ tốn kém, chi phí lớn; tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất mà chi có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hóa đó, thì được bán chỉ định hoặc niêm yết giá

[4] Tiêu hủy đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng không thể xử lý theo hình thức bán

Tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh Mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật gồm: Văn hóa phẩm độc hại, ma túy, hàng giả, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã đã chết và các tài sản khác buộc phải tiêu hủy.

Trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý

[5] Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ; nộp vào Kho bạc nhà nước đối với vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.

Đối với giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc nhà nước để lưu giữ, bảo quản

[6] Xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào?

Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng:

Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
[...]

Như vậy, có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính sau:

- Cảnh cáo

- Phạt tiền

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

- Trục xuất

10 biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính?

Căn cứ Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định 10 biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính như sau:

[1] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

[2] Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép

[3] Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

[4] Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện

[5] Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại

[6] Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

[7] Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm

[8] Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng

[9] Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật

[10] Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định

Mẫu biên bản tịch thu tang vật vi phạm hành chính mới nhất 2024?

Căn cứ mẫu MBB20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định mẫu biên bản tịch thu tang vật vi phạm hành chính mới nhất 2024 như sau:

Tải về Mẫu biên bản tịch thu tang vật vi phạm hành chính mới nhất 2024

Vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân được ủy quyền cho người khác ký biên bản vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ném đá vào nhà ở của người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Gọi đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 để quấy rối, đe dọa, xúc phạm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm hành chính là gì? Ví dụ về vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính theo Thông tư 30?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân xây hàng rào gây cản trở việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
Phan Vũ Hiền Mai
129 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào