Trường hợp nào được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế từ 01/07/2025?
Trường hợp nào được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế từ 01/07/2025?
Căn cứ theo Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định về trốn đóng bảo hiểm y tế như sau:
Điều 48b. Trốn đóng bảo hiểm y tế
1. Trốn đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;
b) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 của Luật này và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;
d) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, từ 01/07/2025, trường hợp được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động là:
- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế 2008 mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;
- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008;
- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;
- Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp nào được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế từ 01/07/2025? (Hình từ Internet)
Biện pháp xử lý hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định về xử lý hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế như sau:
- Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế; b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
+ Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
- Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đông và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;
+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
+ Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chỉ trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.
Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi khi nào?
Theo khoản 1 Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Điều 20. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau:
- Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
- Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?