Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận?

Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận? Dự kiến dân số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 đạt bao nhiêu triệu dân?

Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 năm 2024 quy định về thành lập các quận thuộc thành phố Huế (Huế lên trung ương có mấy quận) như sau:

Điều 1. Thành lập các quận thuộc thành phố Huế
1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để làm cơ sở thành lập các quận thuộc thành phố Huế như sau:
[...]
2. Thành lập các quận thuộc thành phố Huế như sau:
a) Thành lập quận Phú Xuân trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên là 127,05 km2 và quy mô dân số là 203.142 người của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quận Phú Xuân có 13 phường, gồm: An Hòa, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Kim Long, Long Hồ, Phú Hậu, Tây Lộc, Thuận Hòa và Thuận Lộc.
Quận Phú Xuân giáp quận Thuận Hóa, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền;
b) Thành lập quận Thuận Hóa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 139,41 km2 và quy mô dân số là 297.507 người của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.
Quận Thuận Hóa có 19 phường, gồm: An Cựu, An Đông, An Tây, Dương Nỗ, Hương Phong, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phường Đúc, Phước Vĩnh, Thuận An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ và Xuân Phú.
Quận Thuận Hóa giáp quận Phú Xuân, thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang và Biển Đông.

Như vậy, thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có 2 quận là Thuận Hóa và Phú Xuân.

Xem thêm: Diện tích tự nhiên của Thành phố Huế là bao nhiêu và quy định thành lập các quận khi lên thành phố trực thuộc trung ương?

Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận?

Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận? (Hình từ Internet)

Dự kiến dân số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 đạt bao nhiêu triệu dân?

Căn cứ tại tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1745/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ
[...]
2. Mục tiêu phát triển
[...]
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
[...]
- Về xã hội:
+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân đạt 1,38%/năm; đến năm 2030 dân số toàn tỉnh đạt khoảng 1.300.000 người;
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 33 m2 sàn/người;
+ Số bác sỹ/1 vạn dân là 19 - 20 bác sỹ; số giường bệnh/1 vạn dân là 120 - 121 giường;
+ Duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh ở nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước;
+ Tuổi thọ trung bình người dân trên 75 tuổi;
+ Tỷ lệ thất nghiệp dưới 2,1%; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%;
+ Tỷ lệ đạt trường chuẩn quốc gia trên 93%;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75 - 80%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50 - 55%;
+ Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm 100%;
+ Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100% (trong đó phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu).
[...]

Theo đó, dự kiến dân số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 đạt khoảng 1,3 triệu dân.

Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương cần đáp ứng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4; khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương cần đáp ứng như sau:

- Có quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.

- Có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

- Có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;

- Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1.

- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.

Lưu ý: Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thành phố trực thuộc trung ương
Lê Nguyễn Minh Thy
365 lượt xem
Thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được đổi tên như thế nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, diện tích của Thành phố Huế là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam từ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì? Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? 05 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là những thành phố nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành phố trực thuộc trung ương có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thành phố trực thuộc trung ương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành phố trực thuộc trung ương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào