Dưới 16 tuổi gọi là gì? Người đại diện hợp pháp cho trẻ dưới 16 tuổi là ai?
Dưới 16 tuổi gọi là gì? Người đại diện hợp pháp cho trẻ dưới 16 tuổi là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định về trẻ em như sau:
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, người dưới 16 tuổi gọi là trẻ em.
Bên cạnh đó, người đại diện hợp pháp cho trẻ dưới 16 tuổi là:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ.
Xem thêm: Người đại diện hợp pháp và chỉ định Luật sư cho bị cáo chưa thành niên được quy định như thế nào?
Dưới 16 tuổi gọi là gì? Người đại diện hợp pháp cho trẻ dưới 16 tuổi là ai? (Hình từ Internet)
Năng lực hành vi dân sự của người dưới 16 tuổi được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, năng lực hành vi dân sự của người dưới 16 tuổi được xác định như sau:
- Chưa đủ sáu tuổi thì khi thực hiện giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Bổn phận của trẻ em được quy định theo pháp luật như thế nào?
(1) Bổn phận của trẻ em đối với gia đình quy định tại Điều 37 Luật trẻ em 2016.
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
(2) Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác quy định tại Điều 38 Luật trẻ em 2016.
- Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
- Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
- Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
(3) Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội quy định tại Điều 39 Luật trẻ em 2016.
- Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
- Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
- Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
(4) Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước quy định tại Điều 40 Luật trẻ em 2016.
- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
(5) Bổn phận của trẻ em với bản thân quy định tại Điều 40 Luật trẻ em 2016.
- Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
- Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
- Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
- Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
- Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?