Cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan nào?
Cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2436/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Báo Giáo dục và Thời đại là cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là diễn đàn của ngành Giáo dục và của toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo Việt Nam.
Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc và ngân hàng thương mại; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội; hoạt động theo cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Báo Giáo dục và Thời đại có chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tác quản lý chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động của ngành Giáo dục; tổ chức các hoạt động dịch vụ về truyền thông, quảng cáo và phát hành các ấn phẩm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo là Báo Giáo dục và Thời đại.
Cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Bộ Giáo dục và Đào tạo có mấy Cục?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Giáo dục Mầm non.
2. Vụ Giáo dục Tiểu học.
3. Vụ Giáo dục Trung học.
4. Vụ Giáo dục Đại học.
5. Vụ Giáo dục thể chất.
6. Vụ Giáo dục dân tộc.
7. Vụ Giáo dục thường xuyên.
8. Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
9. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
12. Vụ Cơ sở vật chất.
13. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
14. Vụ Pháp chế.
15. Văn phòng.
16. Thanh tra.
17. Cục Quản lý chất lượng.
18. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
19. Cục Công nghệ thông tin.
20. Cục Hợp tác quốc tế.
21. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
22. Báo Giáo dục và Thời đại.
23. Tạp chí Giáo dục.
[...]
Theo quy định này, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo có 04 Cục gồm:
- Cục Quản lý chất lượng.
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
- Cục Công nghệ thông tin.
- Cục Hợp tác quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác pháp luật là:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
- Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.
- Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó..
- Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
- Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?