Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay?

Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay? Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ nào?

Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay?

Theo đó, mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay là mẫu được quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay như sau:

Tải Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay tại đây. Tải về.

Xem thêm: Cột mốc chủ quyền Quốc gia có phải là mốc địa giới hành chính thể hiện nội dung bản đồ địa chính không?

Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay?

Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Lưới địa chính được xây dựng trên cơ sở nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định lưới địa chính được xây dựng trên cơ sở lưới tọa độ và độ cao Quốc gia để tăng dày mật độ điểm khống chế, làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết.

- Lưới địa chính được thiết kế trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hoặc bản đồ địa chính. Khi thiết kế lưới phải đảm bảo các điểm được phân bố đều trên khu đo, trong đó ưu tiên tăng dày cho khu vực bị che khuất nhiều, địa hình phức tạp; các điểm khống chế tọa độ từ địa chính cấp II (trước đây) trở lên, điểm độ cao Quốc gia từ hạng IV trở lên đã có trong khu đo phải được đưa vào lưới mới thiết kế.

- Lưới địa chính phải được đo nối tọa độ với ít nhất 03 điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm tọa độ Quốc gia hạng III trở lên, trường hợp đặc biệt được phép đo nối với 02 điểm nhưng phải quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.

Trường hợp lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đo nối độ cao với ít nhất 02 điểm khống chế độ cao có độ chính xác tương đương điểm độ cao Quốc gia hạng IV trở lên.

- Khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải xác định đồng thời tọa độ và độ cao. Trường hợp lập lưới địa chính bằng phương pháp khác thì không xác định độ cao điểm địa chính.

- Điểm tọa độ địa chính phải được chọn ở các vị trí có nền đất vững chắc, ổn định, quang đãng, nằm ngoài chỉ giới quy hoạch công trình; đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài trên thực địa; thuận lợi cho việc đo ngắm và phát triển lưới cấp thấp.

- Khi lập lưới bằng công nghệ GNSS thì các điểm phải đảm bảo có góc mở lên bầu trời lớn hơn 120 độ; ở xa các trạm thu phát sóng tối thiểu 500m; xa các trạm biến thế, đường dây điện cao thế, trạm điện cao áp tối thiểu 50m.

Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ nào?

Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Việc xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định như sau:

[1] Tỷ lệ 1:200 được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt có Mt ≥ 60.

[2] Tỷ lệ 1:500 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông môn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộc đất khu dân cư còn lại.

[3] Tỷ lệ 1:1000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Khu vực có Mt ≥ 10 thuộc đất khu dân cư;

- Khu vực có Mt ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài; đất nông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xã thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

- Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40.

[4] Tỷ lệ 1:2000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Khu vực có Mt ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp;

- Khu vực có Mt < 10 thuộc đất khu dân cư.

[5] Tỷ lệ 1:5000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Khu vực có Mt < 5 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác;

- Khu vực có Mt ≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp.

[6] Tỷ lệ 1:10000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Đất lâm nghiệp có Mt < 0,2;

- Đất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính.

[7] Các thửa đất nhỏ, hẹp, đơn lẻ thuộc các loại đất khác nhau phân bố xen kẽ trong các khu vực [1], [2], [3] và [4] được lựa chọn đo vẽ cùng tỷ lệ với loại đất các khu vực tương ứng.

Bản đồ địa chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bản đồ địa chính
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tỷ lệ bản đồ địa chính theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thể hiện và trình bày thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về ký hiệu bản đồ địa chính mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách bảng viết tắt tên riêng trên bản đồ địa chính mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi khai nhận di sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính 2024 file Word?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu trích lục bản đồ địa chính, trích lục bản chính đo địa chính 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bản đồ địa chính
Dương Thanh Trúc
171 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bản đồ địa chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bản đồ địa chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào