Biển hiệu lệnh giao thông có màu gì? Biển hiệu lệnh có tác dụng gì?
Biển hiệu lệnh giao thông có màu gì? Biển hiệu lệnh có tác dụng gì?
Căn cứ theo khoản 11.2 Điều 11 QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 11. Phân loại biển báo hiệu
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
11.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ trường hợp biển báo cấm được ghép với các thông tin chỉ dẫn trên cùng một biển báo.
11.2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
[...]
Căn cứ theo Điều 31 QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 31. Tác dụng của biển hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.
Căn cứ theo khoản 33.1 Điều 33 QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 33. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh
33.1. Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.
33.2. Kích thước cụ thể của hình vẽ trên các biển được quy định chi tiết ở Điều 12, 13 và Phụ lục D của Quy chuẩn này.
Theo đó, biển hiệu lệnh thường có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh lam, và có hình vẽ màu trắng.
Khi báo hết hiệu lệnh thì thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.
Biển hiệu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết và phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo, ngoại trừ một số biển đặc biệt.
Ví dụ một số biển hiệu lệnh và ý nghĩa từng biển báo được quy định tại Phụ lục D QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT:
- Biển số R.301a: Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải đi thẳng.
- Biển số R.122 "Dừng lại": Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải dừng lại. Đây là biển hiệu lệnh dạng đặc biệt
- Biển số R.403a "Đường dành cho xe ô tô": Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho các loại ôtô đi lại.
Biển hiệu lệnh giao thông có màu gì? Biển hiệu lệnh có tác dụng gì? (Hình từ Internet)
Thứ tự ưu tiên chấp hành báo hiệu đường bộ khi tham gia giao thông?
Căn cứ theo Điều 4 QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT, khi đồng thời có, bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Tín hiệu đèn giao thông;
- Biển báo hiệu đường bộ;
- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Ngoài ra, khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Xe nào phải nhường đường khi lên xuống dốc?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau bao gồm:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe đi ngược chiều;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc;
c) Xe có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật phía trước.
Như vậy, khi lên xuống dốc thì xe đang xuống dốc thì phải nhường đường cho xe đang lên dốc.
Lưu ý: QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
- Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp có phải nộp lệ phí trước bạ không?
- Mẫu báo cáo định kỳ tình hình cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước từ 25/12/2024?